Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải và có nhiều biểu hiện để nhận biết trong đó có các cơn đau. Vậy khi đau răng sâu phải làm thế nào? Cách nào để chấm dứt tình trạng này? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm cách trị đau răng hiệu quả nhé!
Sâu răng là một quá trình tấn công của vi khuẩn gây tổn thương mô cứng của răng theo từng giai đoạn. Sâu răng có thể làm tổn thương từ ngoài vào trong cấu trúc của răng gây ra các hiện tượng đau nhức, mệt mỏi cho bệnh nhân.
Đau răng sâu sẽ tương đối dễ nhận biết và có thể phân biệt với các tình trạng đau nhức khác của cơ thể thông qua các biểu hiện như là:
Đau nhói đột ngột hoặc liên tục ở khu vực răng sâu, có thể gây buốt đến đỉnh đầu do răng chứa các dây thần kinh liên kết trực tiếp
Khi tạo áp lực lên răng hoặc ăn nhai răng cũng có hiện tượng đau đớn
Khu vực xung quanh răng sâu bị sưng viêm, có các dấu hiệu tấy đỏ vùng nướu bao quanh răng sâu
Tình trạng sốt hay đau đầu do sâu răng là hiện tượng hoàn toàn có thể xảy ra
Răng sâu có dịch hôi thối chảy ra gây mùi khó chịu
Những cơn đau dữ dội có thể xuất hiện, khó khăn khi nhai nuốt thức ăn, đau tai,...
Những cơn đau do sâu răng sẽ có cường độ khác nhau tuỳ với mức độ sâu và giới hạn chịu đau ở mỗi người.
Đau sâu răng xuất hiện với mức độ khác nhau tùy tình trạng sâu ở mỗi người
Xem thêm: Sâu Răng Hàm, Nên Nhổ Hay Có Cách Chữa Nào Hiệu Quả?
Để điều trị đau răng sâu hiệu quả thì bệnh nhân không nên tự áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà hay mua thuốc giảm đau để sử dụng. Bởi các phương án này chỉ có thể khắc phục tình trạng đau nhức do răng sâu tạm thời mà không thể trị tận gốc, thậm chí có thể gây nguy hiểm biến chứng nặng hơn.
Thay vào đó bệnh nhân đang bị những cơn đau răng hành hạ nên đến gặp nha sĩ để chữa trị sâu răng hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra tình trạng sâu răng của bệnh nhân sau đó đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Trường hợp 1
Khi răng xuất hiện các lỗ sâu ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây ê buốt đau nhức nhẹ mà chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch lỗ sâu và sử dụng các vật liệu trám để tiến hành trám răng sâu ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục gây hại.
Răng sâu trước đó được trám và bị tái phát sâu răng thứ phát gây đau nhức thì cũng được khắc phục tương tự trường hợp 1.
Trường hợp 2
Trong tình huống răng sâu nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn đã làm ảnh hưởng đến tủy răng thì cần được chữa tủy. Tủy chết, tủy viêm cần được làm sạch để ngăn ngừa tình trạng viêm hay áp xe răng có thể xảy ra. Sau khi hoàn tất thì răng sâu có thể được trám hoặc bọc sứ để đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai.
Trường hợp 3
Trường hợp sâu răng gây đau nhức nghiêm trọng xuất hiện tình trạng mưng mủ, chảy dịch hôi thối, nhiễm trùng cuống răng gây lung lay răng,... Lúc này thì việc chữa trị đau sâu răng sẽ cần phải dùng các loại thuốc kháng viêm kháng sinh kết hợp với điều trị.
Chiếc răng sâu bắt buộc phải nhổ bỏ, các túi mủ, ổ viêm sẽ được xử lý để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Nếu răng sâu không phải là răng 8 thì sau khi nhổ bỏ nha sĩ sẽ đề xuất các phương pháp trồng răng để bảo đảm cho việc ăn nhai.
Đau sâu răng có thể được khắc phục bằng cách chữa trị và dùng thuốc
Một chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học sẽ giúp răng chắc khỏe. Trong quá trình áp dụng cách trị đau sâu răng bệnh nhân cần thực hiện theo các hướng dẫn của nha sĩ để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng trên. Nếu tình trạng nướu viêm thì nên kết hợp súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để nướu răng được phục hồi sớm.
Những cơn đau sâu răng làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày, thêm vào đó còn có nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Trong đó nghiêm trọng hơn cả là tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng, áp xe nướu răng thậm chí là mất răng.
Để ngăn ngừa sâu răng dẫn tới trường hợp mất răng thì chúng ta nên có cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Cách chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học là điều cơ bản nhất để giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Thức ăn thừa mảng bám không được làm sạch chính là nguy cơ dẫn tới bào mòn men răng và gây sâu răng.
Nên đánh răng mỗi ngày tối thiểu 2 lần với kem đánh răng florua, súc miệng với nước muối, sử dụng chỉ nha khoa,... để bảo vệ răng miệng.
Xem thêm: Cười tươi tự tin cùng dịch vụ niềng răng chất lượng tại Nha Khoa Thành An
Răng sẽ khoẻ mạnh hơn và hạn chế được sâu răng khi hạn chế ăn uống những thực phẩm nhiều đường, đồ nóng, lạnh,... Nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước để giúp răng chắc khỏe hơn, ngăn vi khuẩn phát triển mạnh.
Nghiến răng, mút tay, dùng răng cắn các vật cứng,... chính là những thói quen xấu có thể làm tổn thương răng.
Cách trị đau sâu răng dù tốt đến đâu cũng không đảm bảo phục hồi cho răng sâu đã bị tổn thương được như ban đầu. Vì sâu răng xuất hiện tình trạng đau là mức độ sâu đã đến cấu trúc răng.
Để ngăn mức độ sâu răng nặng không thể phục hồi thì cách tốt hơn là bạn nên thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn, phát hiện sâu răng sớm chỉ ở mức độ nhẹ và điều trị kịp thời ngăn tình trạng đau răng xuất hiện.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An. Hy vọng qua những thông tin về tình trạng đau răng sâu đã giúp ích cho bạn, giúp bạn nhận biết sớm và có cách điều trị hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cho răng miệng.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!