Mọc răng khôn ở tuổi 13 là tình tràn rất phổ biến khiến cho nhiều người bị đau đớn. hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc khi gặp phải tình trạng này ngay trong bài viết này.
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng ở trong cung hàm và tiềm ẩn rất nhiều đau đớn, nguy hiểm. Chính vì vậy, mà bạn cần theo dõi, chăm sóc kỹ lưỡng khi có dấu hiệu bị mọc răng khôn ở tuổi 13. Hãy cùng Nha khoa Thành An tìm hiểu rõ hơn về tình trạng mọc răng khôn ở độ tuổi này và cách điều trị.
Mọc răng khôn ở tuổi 13 có nguy hiểm không?
Răng khô là chiếc răng thường mọc muộn nhất ở độ tuổi trưởng thành ở phía trong cùng cung hàm. Nhưng loại răng này không mọc vào một thời điểm nhất định mà tùy vào cơ địa của từng người. Độ tuổi mọc răng không thường dao động từ 17 - 25 tuổi hoặc có thể muộn hơn sau 1 vài năm. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp mọc răng khôn ở tuổi 13.
Răng khôn cũng mọc kéo dài thành nhiều đợt, tùy vào mỗi người mà các đợt kéo dài khác nhau. Mỗi lần mọc chỉ nhú lên đôi chút nhưng cũng có trường hợp chỉ mọc một lần là xong. Thông thường, bạn có thể kết thúc quá trình mọc răng khôn ở độ tuổi từ 25 - 27 tuổi.
Tình trạng mọc răng khôn ở tuổi 13 như thế nào?
Nếu như bạn đang ở độ 13 tuổi mọc răng khôn thì bạn cần xác định được đặc tính và mức độ nguy hiểm của nó như:
Chiếc răng khôn khi mọc sẽ gây ra tình trạng bị đau nhức khá dữ dội khiến cho người bị khó khăn trong vấn đề ăn uống. Nguyên nhân là do chiếc răng này mọc muộn, khi mà cương và nướu đã cứng chắc và không có khoảng trống để chiếc răng này mọc thêm. Cho nên, khi chiếc răng này mọc sẽ chạm vào các răng khác gây ra đau đớn.
Răng khôn mọc lệch nếu đâm xiên vào chiếc răng số 7 lâu ngày sẽ khiến cho chiếc răng số 7 bị lung lay, gãy rụng khiến cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển biến chứng ra một số bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,...
Mọc răng khôn ở tuổi 13 không đủ chỗ để chúng mọc thẳng nên chúng mọc chen chúc, lệch lạc có thể là nguyên nhân khiến toàn hàm răng bị xô lệch.
Răng khôn mọc ngầm không đâm lên được tạo điều kiện cho viêm lợi trùm phát triển.
Tìm hiểu thêm
Mọc răng khôn ở tuổi 13 nguy hiểm như thế nào?
Mọc răng khôn ở tuổi 13 nếu không điều trị đúng cách và phù hợp có thể gây ra các nguy hiểm như:
Viêm nha chu: Mọc răng khôn có thể gây ra các bệnh viêm nha chu do chúng nằm ở vị trí khó vệ sinh hoặc không vệ sinh được khiến cho bệnh viêm nha chu dễ phát triển hơn.
Răng mọc kẹt: Hiện tượng răng mọc chen chúc thường xảy ra khi các răng khôn mọc kẹt từ đó xô đẩy các răng nằm phía trước.
Viêm lợi trùm: Viêm lợi trùm là tình trạng răng bị nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình răng khôn mọc. Biểu hiện thường thấy của tình trạng này phải kể đến như đau, sưng, sốt, hôi miệng hoặc đôi khi bị cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở miệng to.
Sâu răng là tình trạng thường gặp khi răng khôn nằm trong cung hàm. Bởi vì vị trí mọc răng khôn rất khó để vệ sinh, khiến cho vi khuẩn lâu ngày tích tụ lại.
Nhiễm trùng: Trong một số trường hợp nếu không điều trị răng khôn kịp thời sẽ bị nhiễm trùng, lây lan sang các khu vực khác như mang tai, má, cổ,...gây nguy hiểm tới tính mạng.
Tìm hiểu: Dịch vụ nhổ răng khôn
Trẻ 13 tuổi mọc răng khôn thì phải làm sao?
Khi bị mọc răng khôn ở tuổi 13 cần áp dụng ngay cách chăm sóc sau:
Trường hợp răng mọc thẳng, bạn cần chăm sóc đúng cách để không gây viêm nhiễm, biến chứng:
Chườm nước nóng hoặc lạnh vào vùng răng khôn đau nhức.
Súc miệng với nước muối ấm hoặc bạc hà để giảm đau và ngăn ngừa vi khuẩn
Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh để vi khuẩn tấn công.
Trường hợp mọc răng khôn ở tuổi 13, bạn cần phải nhổ răng từ sớm để tránh các bệnh lý khác như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy,...
Cách chăm sóc răng khôn ở tuổi 13 không bị sâu
Vệ sinh răng miệng mọc răng khôn ở tuổi 13 là điều quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về răng. Vệ sinh răng miệng đòi hỏi bạn phải giải quyết trong từng bữa ăn, rồi sau khi ăn xong. Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch trong từng vừa ăn, đánh răng hàng ngày với kem đánh răng và nên sử dụng bàn chải mềm.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng loại nước súc miệng Natri Clorid 0,9% để phòng ngừa sâu răng. Sử dụng các loại nước súc miệng bổ sung tái tạo men răng, làm tan các mảng bám,... sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
Trong chế độ ăn uống, nên thường xuyên bổ sung vitamin C, vitamin B12,...hạn chế các thức ăn quá ngọt và nước giải khát có ga.
Kết luận
Trên đây là một số biến chứng nguy hiểm nếu không chăm sóc đúng cách khi mọc răng khôn ở tuổi 13 và cách phòng tránh răng khôn bị sâu. Nha khoa Thành An hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, giúp bạn phòng ngừa và điều trị sâu răng khôn hiệu quả.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!