Răng Khôn Là Gì? Ở Vị Trí Nào? Mọc Ở Độ Tuổi Nào?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là chiếc răng mang lại nhiều phiền toái nhất đến với nhiều người. Vậy răng khôn là gì, tại sao răng khôn lại gây ra những cơn đau nhức phiền toái. Tất tần tật những gì xung quanh chiếc răng khôn này sẽ được Nha Khoa Thành An giải đáp ngay sau đây. Bài viết được cố vấn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp đang phụ trách chuyên môn chính tại phòng khám Nha khoa Thành An - Nha khoa với hơn 5000+ ca chỉnh nha

I. Răng khôn là răng gì?

Răng khôn là những chiếc răng hàm lớn thứ ba, nằm ở vị trí số 8 của cung hàm, mọc vào độ tuổi trưởng thành (từ 18– 25 tuổi) hoặc có trường hợp trễ hơn.

Răng khôn là những chiếc răng hàm vĩnh viễn được mọc lên sau cùng

Vì là những chiếc răng hàm vĩnh viễn được mọc lên sau cùng khi 28 chiếc răng còn lại đã phát triển hoàn chỉnh, xương hàm đã ngừng tăng trưởng, các mô mềm, niêm mạc đã phủ dày nên không còn đủ chỗ. Đây chính là nguyên nhân cho mọi phiền toái sau đó khi răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó răng khôn với nhiều người gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai. Do đó nó thành điều phiền toái mà ai cũng muốn bỏ

II. Một người có bao nhiêu răng khôn?

Cung hàm của người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm trước (răng cối nhỏ), 8 răng hàm sau (răng cối lớn) và 4 răng khôn (2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới). Chúng sẽ mọc sau khi răng thứ 28 mọc hoàn thành.

III. Dấu hiệu nhận biết khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc khi xương hàm đã ngừng phát triển nên thời gian mọc của răng khôn có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm và đem đến các triệu chứng sau:

  • Những cơn đau âm ỉ kéo dài: Răng đâm vào nướu để mọc lên gây ra những cơn đau nhức âm ỉ. Cơn đau càng tăng khi chải răng hoặc có vật gì chạm vào.
  • Cứng khớp và đau hàm: Xuất hiện khi răng khôn và răng hàm kế cận va chạm khiến bạn khó mở miệng như bình thường.
  • Hiện tượng sốt cũng là triệu chứng bình thường trong quá trình răng khôn đang mọc.

Tìm hiểu thêm 

15 tuổi mọc răng khôn có sao không

Nhổ răng khôn hết bao nhiêu tiền

IV.  Biến chứng răng khôn gây ra?

Do răng khôn là răng mọc sau cùng, khi đó các răng khác đã mọc đầy đủ vào vị trí nên nó không còn đủ chỗ để mọc tự nhiên nên phải mọc xô lệch lẫn nhau. Do đó sẽ dẫn tới nhiều tác hại không ngờ tới

4.1. Viêm nha chu

Do răng khôn thường mọc ở những nơi khó vệ sinh. Do đó nếu chúng ta không vệ sinh tới hoặc vệ sinh không đúng cách lâu dần gây ra tình trạng viêm nha chu trầm trọn, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây ra tiêu men răng

4.2. Viêm lợi trùm

Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra khi mọc răng khôn. Khi đó ta sẽ thấy nướu trùm lên bề mặt răng khôn gây ra viêm. Khi đó người mắc sẽ gặp tình trạng đau, sưng, sốt, hôi miệng. Đôi khi còn khiến bệnh nhân cứng hàm, không thể mở miệng ra to được

4.3. Sâu răng

Do ở những nơi khó vệ sinh nên các vụn thức ăn rất dễ bám vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ Sự tích tụ lâu ngày này sẽ gây sâu răng khiến người bệnh đau đớn và nhiễm trùng.

4.4. Huỷ hoại xương và hàm răng

Khi răng khôn mọc lệch nó sẽ đâm sang răng bên cạnh, khiến cho răng đó bị tiêu hủy, lung lay và tiêu xương. Khi đó người bệnh sẽ có những cơn đau răng âm ỉ kéo dài, nếu không điều trị sớm sẽ phải nhổ răng đó

Ngoài những biến chứng trên, răng khôn còn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng, lây lan qua các khu vực mang tai, má, mắt, cổ... xung quanh, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

V. Khi mọc răng khôn cần lưu ý điều gì?

  • Chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ, nhất là vị trí mọc răng. Vì lúc này nướu răng đang bị tổn thương nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sâu răng.
  • Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nên trình bày với bác sĩ về tình trạng mọc răng rồi hãy dùng thuốc chứ không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào bạn nhé.
  • Khi nhận thấy răng có dấu hiệu bất thường thì bạn không nên vì sợ nhổ răng mà giấu bệnh. Bởi trường hợp này càng để lâu thì càng nguy hiểm và khó trị hơn rất nhiều.

Có nên nhổ răng khôn không?

VI. Có nên nhổ răng khôn hay để lại?

Không phải cứ có răng khôn là nhổ. Trước đây, người ta thường tranh cãi về việc nhổ hay không nhổ chiếc răng này. Thực tế, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của tưng người. Có những người cả 4 răng số 8 đều mọc thẳng, ngay ngắn nhưng những người, răng khôn lại bị mọc lệch, mọc nằm ngang, mọc đâm vào màng má hay mọc quay ngược.

Ở trường hợp răng khôn mọc thẳng thì bạn không nhất thiết phải nhổ bỏ. Trong nha khoa, bảo tồn răng thật vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu mặc dù thực tế, răng khôn không giữ nhiều vai trò gì nhiều đối với việc ăn nhai của hàm. Báo cáo của các nhà khoa học tại Đại học York, Anh và Học viện vật lý hoàng gia Edinburgh cũng đã chỉ ra rằng, chỉ nên nhổ bỏ răng số 8 nếu răng này mọc lệch và gây ra tác động nghiêm trọng.

  • Xương hàm không còn đủ chỗ dẫn đến răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

Vị trí răng khôn mọc lệch

  • Răng khôn mọc đúng nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, có thể gây sâu răng lan sang răng số 7 bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng để ngăn ngừa biến chứng.
  • Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét ở hàm đối diện.

Tác hại của răng khôn mọc lệch

  • Hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

Hàm trên và hàm dưới răng khôn mọc lệch đâm chéo vào hàm chính

  • Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
  • Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Nhổ răng khôn để chỉnh hình

VII. Thời điểm nào nên tiến hành nhổ răng khôn

Thời điểm hoàn hảo để nhổ răng khôn tốt nhất là từ khoảng 18-25 tuổi, khi đó chân răng khôn chỉ mới mọc phát triển được 2/3. Nếu thực hiện điều trị trễ hơn là trên 35 tuổi thì việc nhổ răng khôn sẽ trở nên cực kỳ khó khăn, khi đó xương hàm đã cứng và đặc hơn. Ngoài ra ở độ tuổi này thì sẽ gặp phải một số yếu tố khác không cho phép thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nhổ răng, quá trình lành vết thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.

Kết luận:

Không phải trường hợp mọc răng khôn cũng cần phải nhổ, nhưng để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân và hạn chế biến chứng xảy ra, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để chụp X-quang ngay khi xuất hiện dấu hiệu đau.

Từ kết quả chụp X-quang và thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nhổ răng khôn hay không để ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm niềng răng là gì và quy tình như thế nào trong các bài viết tiếp theo

Hi vọng với thông tin mà Nhakhoathanhan.vn vừa chia sẻ về chủ đề mọc răng khôn là gì? Ảnh hưởng về sau sẽ giúp ích cho bạn tìm kiểm thông tin hữu ích hơn. 

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn