Khi răng sâu nặng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Vậy phải làm gì khi gặp phải tình huống tương tự, có nhất thiết phải nhổ răng không?
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến và không quá nguy hiểm ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi răng sâu nặng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, thậm chí có khi còn phải nhổ đi. Vậy phải làm gì khi gặp phải tình huống tương tự, có nhất thiết phải nhổ răng không?
Sâu răng là một quá trình xâm nhập của vi khuẩn gây tổn thương mô cứng của răng quá nhiều giai đoạn. Trong đó răng sẽ tấn công từ bên ngoài men răng và sâu dần vào cấu trúc của răng.
So với các dấu hiệu sâu răng giai đoạn đầu, sâu răng nhẹ khó để nhận biết thì trường hợp răng sâu nặng rất dễ để nhận ra. Khi chúng ta bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng đau nhức của răng sâu thì lúc đó sâu răng đã dần chuyển biến nặng do cấu trúc răng bị nhiễm khuẩn.
Răng sâu nặng có thể nhận biết dễ dàng qua cảm quan và quan sát
Các dấu hiệu thể hiện răng đang bị sâu nặng cụ thể như là:
Tình trạng răng sâu gây cảm giác đau nhói, buốt đến tận óc
Răng sâu bị vỡ thành các mảng lớn nhỏ và nhìn thấy được cả phần ống răng bên trong
Răng sâu bị vỡ chỉ còn lại chân răng
Răng bị sưng viêm, tấy đỏ, xuất hiện các túi mủ áp xe
Răng sâu lồi thịt
Răng sâu bị lung lay
Các dấu hiệu này cho thấy mức độ sâu răng nặng cần được chữa trị ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và có thể phải nhổ răng.
=> Xem thêm: Đau Răng Sâu Phải Làm Sao? Cách Trị Đau Răng Sâu Hiệu Quả
Răng sâu nặng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống sinh hoạt lẫn sức khỏe của bệnh nhân như là:
Gây ra những cơn đau dai dẳng, khó chịu mệt mỏi cho bệnh nhân
Có thể gây ra tình trạng sốt, viêm nướu răng, ảnh hưởng đến các răng khác
Gây khó khăn cho việc ăn uống, mất đi cảm giác ngon miệng, kén ăn, ảnh hưởng hệ tiêu hoá
Gây ra tình trạng hôi miệng do thức ăn bị giắt trong lỗ sâu không thể làm sạch kết hợp cùng vi khuẩn
Ảnh hưởng đến việc giao tiếp công việc thường ngày của bệnh nhân
Tình trạng sâu nặng không được chữa trị có thể gây áp xe răng, nhiễm trùng, gây mất răng, hoại tử nặng hơn là nguy cơ nhiễm trùng máu
Sâu răng tưởng chừng như một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dẫn đến nặng dần sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.
Răng sâu nặng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân
Có hai điều mà chúng ta nên làm khi Khi răng bị sâu nặng chính là:
Điều đầu tiên là tìm nha khoa uy tín có tâm giúp bệnh nhân có phương án điều trị tối ưu. Thực tế có nhiều bác sĩ không có tâm thường sẽ chỉ định nhổ bỏ răng trong trường hợp răng sâu nặng thấy vì cố gắng tìm cách cứu chữa.
Với răng vĩnh viễn việc nhổ đi sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cung hàm, khớp cắn và các răng xung quanh. Việc nhổ răng sâu khi còn có thể cứu chữa là một chỉ định sai lầm gây nhiều thiệt hại cho bệnh nhân cả về sức khỏe lẫn kinh tế.
Việc trồng răng hiện nay tốn khá nhiều chi phí, đặc biệt là cắm implant có thể tiêu tốn đến vài chục triệu đồng.
Khi răng sâu nặng thì bạn nên tìm đến nha khoa uy tín và điều trị sớm
Điều thứ hai là chữa trị ngay để ngăn vi khuẩn không làm tình trạng răng sâu nặng thêm. Bệnh nhân nên xem xét mức độ sâu răng của mình và cố gắng để bác sĩ điều trị bảo tồn.
Thông thường, trong trường hợp răng còn có thể "cứu vãn" bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Răng sâu có thể được điều trị tủy trước khi được phục hình bằng phương pháp trám răng hoặc bọc sứ.
Chỉ khi răng sâu quá nặng, gây viêm nhiễm, áp xe, lung lay không thể cứu chữa phải bắt buộc chỉ định nhổ thì mới từ bỏ. Vì các trường hợp sâu răng nặng vẫn có thể điều trị thông qua việc chữa tủy nên bệnh nhân cần sáng suốt trong vấn đề này nhằm chọn lọc nha khoa uy tín.
Để phòng ngừa răng bị sâu nên có cách chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học
=> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ niềng răng chất lượng tại Nha Khoa Thành An
Răng sâu nặng dẫn đến nguy cơ mất răng là điều không ai mong muốn nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên, đừng quên đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày và tối đa 3 lần với kem đánh răng có chứa florua để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để làm sạch răng tốt hơn, không làm mòn men răng
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay thế tăm xỉa răng để lấy thức ăn thừa mảng bám trên răng an toàn
Kết hợp sử dụng bàn chải lưỡi để làm sạch lưỡi cũng là cách hạn chế vi khuẩn và giảm hôi miệng cho chúng ta
Súc miệng bằng nước muối để hạn chế vi khuẩn, trung hoà môi trường axit trong khoang miệng giúp ích cho răng và nướu
Nên uống nhiều nước, hạn chế khô miệng, ăn nhiều trái cây rau củ và hạn chế thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ sâu răng
Loại bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, mút tay, dùng răng cắn đồ vật, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh,... Để hạn chế các thói quen này gây hại cho răng miệng
Cạo vôi và thăm khám nha khoa định kỳ để giúp chăm sóc răng miệng, phát hiện sâu răng sớm và khắc phục để răng sâu không chuyển biến nặng
Đây không phải là những cách quá cao siêu hay khó khăn để thực hiện nhưng có thể hỗ trợ giúp bạn bảo vệ chăm sóc răng miệng tốt hơn. Răng thật khoẻ mạnh bao giờ cũng tốt hơn răng giả và ngừa sâu răng lúc nào cũng tốt hơn điều trị sâu răng vì thế hãy chăm sóc răng miệng mỗi ngày.
Bài viết về tình trạng răng sâu nặng và các dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa răng sâu được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã có thêm kinh nghiệm nhận biết và phòng ngừa tình trạng sâu răng.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!