Răng số 6 là một trong những răng hàm quan trọng giúp đảm nhận vai trò nghiền thức ăn giúp ích cho hệ tiêu hoá. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Răng số 6 là một trong những răng hàm quan trọng giúp đảm nhận vai trò nghiền thức ăn giúp ích cho hệ tiêu hoá. Chính vì vậy khi sâu răng số 6 nhiều người sẽ hoang mang lo lắng không biết có nguy hiểm gì không? Hãy cùng tìm hiểu về trường hợp sâu răng này cũng như cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Nhận biết sâu răng số 6 cũng tương tự như các răng khác thông qua các dấu hiệu biểu hiện của răng quá từng giai đoạn sâu răng. Sâu răng là một quá trình tấn công của vi khuẩn từ lớp khoáng men răng bên ngoài và tiến dần vào sâu trong cấu trúc của răng.
Chúng ta có thể nhận biết sớm tình trạng răng số 6 bị sâu thông qua màu sắc bất thường của men răng. Trên bề mặt răng có thể xuất hiện các đốm trắng, đốm nâu đen khác lạ so với các răng khác, vị trí có thể ở kẽ răng, mặt nhai hay mặt bên bất kỳ của răng.
Sâu răng số 6 có dấu hiệu diễn biến theo từng giai đoạn
Nếu ở giai đoạn này bạn không kịp phát hiện các dấu hiệu sâu răng và khắc phục thì vết sâu sẽ dần lan rộng và sẽ xuất hiện các lỗ sâu. Khi lỗ sâu tấn công vào cấu trúc của răng bạn sẽ cảm thấy dấu hiệu ê buốt, đau nhức, nhất là mỗi khi ăn uống có ngoại lực tác động kích thích.
Răng số 6 có thể bị tác động của vi khuẩn hình thành các lỗ sâu, bị vỡ ra và gây khó chịu, đau nhức. Thức ăn có thể bị giắt trong răng 6 gây ra tình trạng hơi thở có mùi cũng là một trong những dấu hiệu để bạn nhận ra răng cối này đang bị sâu răng.
Tìm hiểu thêm
Nguyên nhân khiến răng số 6 bị sâu là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến vi khuẩn tấn công tổn thương men răng. Răng số 6 là răng đảm nhận vai trò ăn nhai chính, cần sử dụng nhiều lực, tiếp xúc nhiều với thực phẩm nên cũng dễ bị các thành phần thức ăn tác động.
Thức ăn thừa tạo thành mảng bám chứa vi khuẩn tạo ra môi trường axit làm mòn lớp khoáng men răng sau đó gây sâu răng. Ngoài lý do chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt thì nhiều trường hợp còn có thể là do các bệnh lý khác của răng miệng, tuyến nước bọt khô,... cũng làm sâu răng số 6.
Sâu răng số 6 cũng có quá trình tiến triển như sâu răng bình thường tức sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn trung bình rồi đến nghiêm trọng. Ban đầu vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào lớp khoáng men răng, sau đó làm tổn thương men răng, rồi đến ngà răng cuối cùng là tủy răng.
Thông thường nếu không quan tâm nhiều đến răng miệng hay thăm khám định kỳ thì bệnh nhân khó có thể phát hiện sâu răng 6 ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi răng xuất hiện các tình trạng ê buốt hay đau nhức gây khó chịu thì người ta mới nhận ra chiếc răng đã bị sâu tấn công.
Sâu răng số 6 thường được phát hiện khá muộn ở giai đoạn sâu men và ngà
Răng số 6 là răng cối lớn có vai trò nghiền thức ăn chính trong số các răng hàm nên có kích thước to nhất trong số các răng. Khi sâu răng số 6 thì chúng ta không chỉ gặp trở ngại về việc ăn nhai, gây đau đớn khó chịu mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác.
Khi không được điều trị kịp thời răng số 6 bị sâu có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra các tình trạng sưng viêm nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng ăn uống và tiêu hoá của bệnh nhân, còn phải đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Răng cối số 6 liên hệ mật thiết với xương hàm, nếu mất đi sẽ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh bị xô lệch, khuôn mặt cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng tiêu xương có thể diễn ra và bệnh nhân cần tốn nhiều chi phí để trồng răng đảm bảo khớp cắn và sức khỏe.
Phương pháp điều trị sâu răng số 6 được các bác sĩ khuyến khích là phương pháp bảo tồn giữ lại răng để giúp ích cho bệnh nhân. Hai phương pháp chính thường được áp dụng khi điều trị sâu cho răng số 6 chính là trám răng và bọc sứ.
Trám răng thường được áp dụng cho các trường hợp lỗ sâu nhỏ, vết trám có thể phát huy khả năng. Bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu sau đó sử dụng các vật liệu trám composite đồng màu để phục hồi nguyên vẹn mão răng. Cách này có thể thực hiện nhanh chóng không mất nhiều thời gian và chi phí.
Khi răng số 6 bị sâu có thể được điều trị bằng cách trám răng
Bọc sứ là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho những chiếc răng số 6 sâu nặng hơn đã qua chữa tuỷ. Khi chiếc răng này bị tổn thương đến cấu trúc ngà và tủy răng gây ra tình trạng nhiễm trùng sẽ cần chữa tủy trước khi tiến hành bọc sứ.
Phần tuỷ bị viêm sẽ được làm sạch bằng dụng cụ và cần mất 2 - 3 lần đi lại, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ. Do răng chữa tủy yếu và giòn dễ vỡ việc bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng sử dụng lâu dài hơn.
Để phòng ngừa sâu răng số 6 thì bạn nên có cách vệ sinh răng miệng đúng cách và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh:
Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa florua
Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và chải răng đủ các mặt bên, mặt trong, mặt nhai và mặt trước
Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy sạch thức ăn thừa còn kẹt lại trong kẽ răng ngăn ngừa mảng bám
Định kỳ thăm khám và cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng để ngăn mảng bám gây sâu răng đồng thời phát hiện sớm tình trạng sâu răng và khắc phục
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ về tình trạng sâu răng số 6 có thể giúp ích cho bạn giúp bạn có cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa, không quá hoang mang lo lắng khi gặp phải.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!