14 tuổi mọc răng khôn là tình trạng rất nhiều trẻ gặp phải. Điều này khiến các em có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng răng miệng nguy hiểm. 

14 tuổi mọc răng khôn là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Thông thường răng khôn sẽ mọc khi tới tuổi trưởng thành. “Vị khách” đến sớm này sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây Nha khoa Thành An sẽ tư vấn giúp bạn cách để phòng tránh khi trẻ mọc răng khôn ở tuổi 14 an toàn và hiệu quả. 

1. Răng khôn bị mọc lệch có nguy hiểm không?

Răng khôn (răng hàm lớn thứ ba, răng số tám). Chiếc răng này thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17-25 tuổi. Cũng chính vì răng mọc khi xương hàm đã cứng, nên rất dễ bị mọc lệch. 

14 tuổi mọc răng khôn

Răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng 

Răng khôn mọc lệch không chỉ gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu mà còn xuất hiện các biến chứng cụ thể như:

  • Sâu răng: Răng mọc lệch nghiêng, chèn vào các răng bên cạnh tạo nên khoảng trống cho thức ăn đọng lại. Hơn nữa, việc vệ sinh răng miệng cũng rất khó khăn nên tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển. Tình trạng này không chỉ xuất hiện tại vị trí răng khôn mà còn lan sang những chiếc răng bên cạnh và cả hàm. 

  • Bệnh liên quan tới nướu: Các kẽ răng không được làm sạch đúng cách khiến vi khuẩn xuất hiện nhiều hơn. Về lâu dài nếu không can thiệp sẽ gây viêm nhiễm tại nướu. Bên cạnh đó còn gây mùi hôi khó chịu cho hơi thở cũng như thẩm mỹ răng miệng. 

  • U nang xương hàm: Răng khôn mọc lệch nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nên tình trạng u nang xương hàm. Hệ hụy lớn nhất có thể gặp phải đó là hỏng xương hàm, răng cũng như dây thần kinh. 

  • Rối loạn cảm giác, phản xạ: Ở vùng mặt có chứa nhiều dây thần kinh chi phối. Vì vậy khi răng mọc lệch sẽ gây chèn ép làm mất hoặc giảm cảm giác. Điển hình của tình trạng này đó là vị trí: môi, da, niêm mạc, răng tại nửa cung hàm. Ngoài ra, răng khôn mọc không đúng hướng còn có thể gây ra hội chứng giao cảm đau ở một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt. 

2. Trẻ 14 tuổi có nguy cơ răng khôn mọc lệch không?

Răng khôn thuộc nhóm răng hàm lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Chiếc răng này thường mọc sau cùng khi răng cửa và răng hàm đã phát triển hết. Tùy theo cơ địa mỗi người mà thời điểm mọc răng khôn là khác nhau. Thông thường loại răng này sẽ mọc khi bước sang tuổi 17 cho đến 25. Tuy nhiên, cũng có thể đến sớm, muộn hoặc không mọc.

14 tuổi mọc răng khôn

Trẻ 14 tuổi hoàn toàn có nguy cơ xuất hiện răng khôn mọc lệch 

Mọc răng khôn ở tuổi 14 là tình trạng hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí vấn đề này đang rất phổ biến hiện nay. Đây là những trường hợp trẻ dậy thì sớm trong khi cấu trúc hàm chưa thực sự ổn định. Vì vậy, hiện tượng răng mọc sớm, mọc lệch rất thường gặp. 

Phần lớn những răng khôn mọc lệch ở độ tuổi vị thành niên thường kẹt nghiên về phía sau. Hoặc những chiếc răng này cũng có thể xuất hiện theo chiều ngang hay thẳng đứng ở trong niêm mạc lợi. Hiện tượng này thường được gọi là trùm lợi, răng không nhô ra ngoài được. Tình trạng mọc lệch này khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn kéo dài và phần nướu tấy đỏ, sưng lên. 

3. Cách phòng tránh khi trẻ 14 tuổi mọc răng khôn

Việc trẻ 14 tuổi mọc răng khôn sớm thường gây ra những vấn đề bất thường, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Nếu như không quan tâm tới việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ càng khiến tình trạng đau đớn nặng nề hơn. Vì vậy, để phòng tránh tích cực các bậc phụ huynh nên có những phương án can thiệp sớm để tránh tình trạng mọc răng khôn sớm từ tuổi 14. 

Để tránh những bất tiện kể trên, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý tới răng của trẻ. Qua đó, có những dự đoán sớm nhất cho những chênh lệch về vị trí của răng. Trước khi răng khôn nhô ra khỏi lợi, cha mẹ nên cho trẻ đi khám nha sĩ và chụp X-quang hàm răng. Qua thăm khám các bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ mầm răng nếu phát hiện nguy cơ răng khôn mọc lệch. 

14 tuổi mọc răng khôn

Thăm khám sớm là giải pháp phòng tránh tình trạng răng khôn mọc lệch 

Răng khôn ở trạng thái mầm không có chân, quan sát phim chụp nha sĩ sẽ ước lượng được vị trí răng sẽ mọc. Nếu chiếc răng khôn này có thể mọc lệch, nha sĩ sẽ tiến hành gắp bỏ mầm răng. Đây là một thủ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện vì răng lúc này chưa có chân. 

Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ, lấy 2 mần răng khôn của 2 răng đối diện nhau. Như vậy sẽ tránh được những vấn đề về khớp cắn khi chiếc răng còn lại mọc.

14 tuổi mọc răng khôn không phải là trường hợp hiếm gặp. Hơn nữa rất nhiều trẻ đối mặt với tình trạng răng mọc lệch gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Nếu đang lo lắng về vấn đề này cho con em mình hãy liên hệ ngay tới Nha khoa Thành An để được các nha sĩ tư vấn tận tình!

Thông tin liên hệ:

NHA KHOA THÀNH AN

Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: nhakhoathanhanmkt@gmail.com

Hotline: 0988.622.996

Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathanhan/ 

Kết nối kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvue8GRkil3jnPFhLtN5tRw

Kết nối kênh Tik Tok: https://www.tiktok.com/@nkthanhan

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn