Đau Răng Số 8 Do Nguyên Nhân Nào? Nên Xử Lý Thế Nào?

Bị đau răng số 8 do đâu? Tham khảo ngay cách xử lý khi bị đau răng hàm số 8 để có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Rất nhiều trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng đau răng số 8. Do vị trí mọc và đặc điểm của răng hàm số 8 khác với các răng khác vì thế bạn nên đi thăm khám để tìm ra cách xử lý hiệu quả, nhanh chóng. Bài viết này sẽ giải đáp các nguyên nhân và cách điều trị đau răng hàm số 8 hiệu quả cho mọi người.

I. Những nguyên nhân gây đau nhức răng số 8

Răng số 8 hay còn lại gọi là răng khôn nằm ở cuối mỗi góc hàm. Răng số 8 có xu hướng mọc lệch, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh.

Do mọc muộn nên răng hàm số 8 thường gặp phải tình trạng không đủ chỗ, răng mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu.

Chưa kể vị trí cuối hàm răng nên việc vệ sinh răng không kỹ, khó làm sạch răng so với các răng khác chính điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra đau răng, sâu răng.

Ngoài ra, một số trường hợp răng hàm số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây ra hiện tượng trùm lợi,  khiến thức ăn dễ bị tích tụ lại gây ra viêm lợi, sưng lợi thậm chí còn lây lan sang các răng bên cạnh khiến người bệnh bị đau nhức, mệt mỏi, chán ăn.

viêm răng số 8

Đau răng số 8 do nguyên nhân nào

Hỏi Đáp

Dấu hiệu răng khôn mọc lệch

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch

II. Răng số 8 bị đau ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Răng số 8 bị đau do mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nếu không kịp thời thăm khám và điều trị.

  • Sâu răng

Đây là biến chứng thường gặp nhất khi bị đau răng số 8 bởi răng khôn mọc ở cuối cùng hàm nên khó vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn thừa bám lại răng, tích tụ vi khuẩn gây ra sâu răng. Đặc biệt nếu răng khôn chưa mọc hết, mọc lệch sẽ khiến người bệnh đau đớn, nhiễm trùng tại vị trí mọc răng.

  • Viêm lợi

Tình trạng viêm lợi xảy ra khi thức ăn và vi khuẩn tập trung tại răng hàm số 8 sẽ khiến bạn có các triệu chứng như sốt, đau,sưng, hôi miệng,... Lâu dần sẽ gây ra viêm lợi trầm trọng và dễ bị tái phát.

đau răng số 8

Sâu răng là hậu quả bị đau răng số 8 ảnh hưởng

  • Xương và hàm răng bị hủy hoại

Răng hàm số 8 bị đau do mọc lệch đâm sang răng bên cạnh sẽ ảnh hưởng tới răng đó như bị tiêu xương, lung lay, có thể phải nhổ bỏ. Nguy hiểm hơn nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng, lây lan sang các khu vực xung quanh như má, tai, cổ,...

III. Đau răng hàm số 8 điều trị như thế nào? Nên nhổ không?

Khi bị đau răng hàm số 8 bạn nên đến cơ sở nha  khoa để khám và điều trị. Thường là sẽ nhổ răng hàm số 8 để giúp bạn thoát khỏi tình trạng đau nhức lâu dài cũng như tránh nguy cơ lây lan sang các răng hàm kế cận. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ răng hàm số 8 cả mà bác sĩ sẽ kiểm tra qua việc chụp phim để xác định cụ thể tình trạng răng và cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp.

Với trường hợp răng hàm số 8 mọc lệch, nghiêng và gây ra đau đớn sẽ được nhổ răng ngay. Còn với trường hợp đau răng số 8 có thể điều trị bằng phương pháp khác thay vì nhổ răng nếu răng mọc thẳng, độ sâu nhẹ, không ảnh hưởng tới các răng bên cạnh thì bạn có thể điều trị sâu răng, trám răng hay bọc sứ để phục hình, cho răng khỏe, hỗ trợ ăn nhau với các răng khác bên cạnh.

đau răng số 8

Nhổ răng số 8 giúp hạn chế đau đớn nhanh chóng

IV. Nhổ răng số 8 cần lưu ý điều gì? Chăm sóc như thế nào sau khi nhổ?

Không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải nhổ răng số 8 bị đau cả. Dưới đây là một số lưu ý khi nhổ răng số 8 mà bạn nên biết.

  • Cắn chặt vào miếng gạc ngay sau khi nhổ răng số 8 để cầm máu chảy.
  • Hạn chế nói chuyện nhiều vì sẽ khiến máu bị chảy nhiều hơn
  • Không dùng lưỡi hay vật dụng khác như ngón tay chạm vào chỗ mới nhổ răng số 8, tránh hắt hơi, xì mũi để không làm vết thương chảy máu.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để vệ sinh răng miệng
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn và gối cao đầu hơn khi nằm hoặc nghỉ ngơi để đảm bảo dịch và nước bọt không làm người bệnh sặc
  • Có thể chườm đá ở vị trí bên ngoài răng bị nhổ để giúp cầm máu và giảm sưng đau.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi nhổ răng hạn chế chạm vào vị trí răng nhổ

Cùng với đó là có chế độ ăn uống hợp lý nên ăn thức ăn mềm, tránh ăn đồ cứng và nóng hay dùng ống hút tác động mút mạnh làm bật cục máu đông ra khỏi lợi.Ăn uống đều đặn, đầy đủ dinh dưỡng không bỏ bữa và tránh ăn đồ cay, nóng, uống đồ có cồn, nước ngọt,.. Theo dõi tình trạng sức khỏe nếu có bất thường thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh chóng.

Việc bị đau răng số 8 sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh vì thế khi có triệu chứng hay biểu hiện cụ thể nên đi tìm cơ sở nha khoa uy tín để được thăm  khám và tư vấn hỗ trợ. Nha khoa Thành An - địa chỉ uy tín giúp mang lại nụ cười bền vững cho bạn hiện nay. Liên hệ ngay với chúng tôi khi gặp vấn đề về răng miệng nhé.

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn