TƯ VẤN BỞI CHUYÊN GIA
Đội ngũ bác sĩ Thành An
17 năm kinh nghiệm điều trị
5000+ ca chỉnh nha thành công
Tư vấn ngayHàm dưới bị thụt vào trong khiến cho khuôn mặt bị ngắn lại, cằm cũng thụt vào trong ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt khiến nhiều người muộn phiền. Vậy nguyên nhân do đâu?
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Hàm dưới bị thụt vào trong khiến cho khuôn mặt bị ngắn lại, cằm cũng thụt vào trong ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt khiến nhiều người muộn phiền. Vậy nguyên nhân do đâu tạo nên hiện trạng này? Có cách nào để thay đổi giải quyết tình trạng này không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Hàm dưới bị thụt vào trong là một trạng thái mất cân xứng giữa hai hàm mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền, bẩm sinh. Khác với việc răng bị thụt vào trong do răng mọc sai lệch chen chúc, răng hàm trên phủ răng hàm dưới hàm dưới bị thụt là do xương gây ra.
Yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm một phần lớn trong nguyên nhân gây nên và nó khó có thể phòng ngừa. Ngoài nguyên nhân di truyền từ các thành viên trong gia đình thì còn có nguyên nhân do sự phát triển bất thường của xương hàm.
Khi xương hàm trên phát triển bình thường nhưng xương hàm dưới phát triển kém.
Khi xương hàm trên phát triển quá mức và xương hàm dưới phát triển bình thường hoặc kém hơn
Các tổn thương khiến xương hàm dưới gặp vấn đề và bị thụt vào trong
Sự phát triển bất thường của xương hàm đã dẫn tình trạng trên và nó có những ảnh hưởng còn lớn hơn so với răng thụt vào trong.
Hàm dưới bị thụt vào do nguyên nhân xương hàm phát triển bất thường
Dấu hiệu của hàm dưới bị thụt vào trong có sự tương đồng với các dấu hiệu của hô vẩu khi nhìn ở bên ngoài. Hàm dưới bị thụt vào dẫn đến hiện tượng hàm trên đưa ra phía trước nhiều, khuôn mặt mất đi vẻ hài hoà cân đối, cằm ngắn, lẹm, góc nghiêng không được thẩm mỹ.
Đường tiêu chuẩn E từ mũi đến môi và cằm lớn hơn 30 độ, môi khó khép vào khi thả lỏng và khuôn miệng không được tự nhiên. Có thể phân biệt giữa hàm và răng bị thụt vào trong thông qua cách kiểm tra răng và nướu xương hàm.
Quan sát bằng mắt thường có thể nhận biết hàm bị thụt vào trong
Ở cung hàm tiêu chuẩn hai hàm sẽ cân xứng và không đưa về trước quá nhiều. Ở cung hàm phát triển bất thường như hàm dưới thụt vào thì giữa hai hàm trên dưới sẽ mất đối xứng. Nếu là trường hợp chỉ có răng thụt vào trong thì cung hàm vẫn hài hoà và cân đối, chỉ có răng sai lệch.
Tham khảo thêm
Khi hàm dưới bị thụt vào trong không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn khá nhiều hệ luỵ khác.
Đầu tiên, tâm lý của người gặp phải sẽ buồn phiền, mệt mỏi, cảm thấy tự tin vì khuôn mặt không được xinh đẹp hài hoà như người bình thường. Công việc cuộc sống của người này cũng gặp phải nhiều cản trở, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.
Thứ hai, chính là những ảnh hưởng về sức khỏe. Hàm dưới thiếu sót dẫn đến các vấn đề về răng miệng khớp cắn sẽ hiện hữu đi kèm. Việc ăn nhai sẽ gặp nhiều khó khăn do tương quan giữa hai hàm mất đi, các vấn đề lệch khớp cắn, lệch hàm làm rối loạn khớp thái dương hàm gây đau nhức.
Các vấn đề tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng, vệ sinh chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng gặp trở ngại, dễ bị hôi miệng và viêm họng do miệng khó khép lại ở trạng thái bình thường
Phát âm của người gặp vấn đề về hàm răng bị thụt vào trong cũng bị ảnh hưởng, một số chữ không thể phát âm rõ, dễ đớt và dễ ngọng. Điều này vừa ảnh hưởng giao tiếp vừa khiến bệnh nhân mặc cảm tự ti
Dễ gặp chấn thương răng miệng do hàm trên chìa ra nhiều hơn so với hàm dưới.
Hàm dưới thụt vào trong gây ảnh hưởng ăn nhai, thẩm mỹ và nhiều vấn đề sức khỏe
Chính vì những ảnh hưởng này nên khi gặp vấn đề về răng hàm như bị thụt vào trong ai cũng mong muốn có được biện pháp khắc phục. Vậy hàm dưới thụt vào trong có thể khắc phục được không? Có nguy hiểm gì không? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.
So với tình trạng răng thụt vào trong thì việc khắc phục hàm thụt vào trong sẽ tương đối khó khăn hơn. Răng bị thụt vào trong là vấn đề do răng gây ra và có thể khắc phục bằng các phương pháp chỉnh nha hiện hành.
Tiêu điểm là có thể áp dụng các phương pháp niềng răng chỉnh nha để kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này có thể khắc phục hiệu quả cho tình trạng răng bị thụt vào bất thường giúp cải thiện thẩm mỹ sức khoẻ cho bệnh nhân trong khoảng từ 2 - 3 năm.
Ngược lại với các trường hợp hàm dưới bị thụt vào mà chúng ta đang tìm hiểu có nguyên nhân là do xương gây ra thì không thể khắc phục bằng các biện pháp này. Cách để điều trị cho trường hợp này chỉ có thể là phẫu thuật cắt và nong hàm để giúp hai hàm tương xứng với nhau.
Dịch vụ niềng răng điều trị này cần có công nghệ máy móc hiện đại, bác sĩ chuyên khoa có tay nghề chuyên môn cao thực hiện. Đặc biệt so với niềng răng thì phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí và sẽ đau hơn cần nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp hàm dưới thụt đều được chỉ định tiến hành phẫu thuật. Việc này còn phải xem xét vào nhiều yếu tố như sức khoẻ bệnh nhân, tình hình sức khỏe răng miệng, mức độ hàm thụt vào trong để lên phác đồ điều trị thích hợp.
Nếu muốn phương án an toàn tối ưu cho mình bạn cần tìm hiểu và lựa chọn một nha khoa uy tín để thăm khám tư vấn. Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có tâm và có tầm sẽ giúp bạn có hướng điều trị an toàn và hiệu quả.
Hình ảnh trước và sau chưa hàm dưới bị thụt vào trong
Hình ảnh góc nghiêng trước và sau chỉnh hàm dưới bị thụt vào trong
Hàm thụt vào trong không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra những bất tiện trong cuộc sống như khó khăn trong việc ăn nhai và phát âm. Hiểu được điều này, Nha khoa Thành An - địa chỉ chỉnh nha uy tín tại Hà Nội - sẵn sàng đồng hành cùng bạn khắc phục tình trạng này.
Tại Nha khoa Thành An, bạn sẽ được:
Nha khoa Thành An cam kết:
Liên hệ ngay với Nha khoa Thành An để được tư vấn miễn phí về tình trạng hàm thụt vào trong:
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!