Hàn răng sâu là một kỹ thuật nha khoa phổ biến được áp dụng rộng rãi để điều trị răng sâu. Vậy phương pháp hàn răng sẽ mang đến điều gì cho răng sâu và khi nào nên áp dụng? Hãy cùng tìm tất tần tật về kỹ thuật hàn trám răng sâu để có thể hiểu thêm về ý nghĩa của kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

I. Hàn răng sâu để làm gì?

Hàn răng sâu hay trám răng sâu là một kỹ thuật nha khoa chuyên được áp dụng để điều trị và khắc phục răng sâu. Phương pháp này sẽ sử dụng các vật liệu hàn trám để giúp làm đầy lỗ sâu, những khoảng trống mô răng bị khuyết khuyết do sâu răng bị vỡ sẽ được phục hình.

Kỹ thuật hàn trám sẽ giúp tái tạo hình dáng ban đầu của răng sâu với kích thước tương xứng đảm bảo cho việc ăn nhai hay thẩm mỹ. Đồng thời việc hàn trám sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng tiếp tục xâm nhập sâu gây hại đến cấu trúc bên trong răng gây ra các tình trạng sưng viêm đau nhức.

Hàn Răng Sâu

Hàn răng sâu là một kỹ thuật nha khoa giúp phục hình cho răng sâu hiệu quả

II. Khi nào nên hàn răng sâu?

Hàn răng sâu thường được áp dụng cho các trường hợp bị sâu răng từ mức độ nhẹ đến trung bình. Khi răng của bạn xuất hiện các dấu hiệu bị tổn thương do vi khuẩn tấn công gây sâu răng như các đốm đen, các lỗ sâu xuất hiện, răng bị ê buốt và bị vỡ,...

Bất kỳ khi nào bạn phát hiện răng bị sâu thì nên đến bác sĩ kiểm tra và khắc phục sớm nhất. Hoặc nếu có thăm khám định kỳ, cạo vôi răng mỗi 6 tháng giúp phát hiện các tình huống sâu răng sớm thì có thể khắc phục ngay.

Răng sâu mức độ càng nhẹ phát hiện càng sớm thì việc hàn trám răng càng hiệu quả, không gây đau đớn và diễn ra nhanh chóng hơn. Nếu không khắc phục sớm, sâu răng chuyển nặng, lỗ sâu lớn thì việc trám răng vẫn có thể thực hiện nhưng tuổi thọ sẽ không được đảm bảo.

Hàn Răng Sâu

Khi răng có các dấu hiệu bị sâu thì nên hàn răng sâu sớm

Xem thêm: 

Bị sâu răng nặng phải làm sao 

Chữa răng sâu lồi thịt có đau không

III. Tác hại của việc bị sâu răng nhưng không hàn

Sâu răng nhưng không được tiến hành hàn răng sâu do không phát hiện sớm hay do một lý do nào đó như lỗ sâu không gây đau, uống thuốc giảm đau, không có thời gian, sợ tốn nhiều chi phí,... thì có thể làm mức độ sâu răng dần nghiêm trọng hơn do vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc của răng.

Răng sâu nặng sẽ kéo theo hàng loạt những tác hại cho bệnh nhân như là:

  • Những cơn đau nhức khủng khiếp do vi khuẩn tấn công vào buồng tuỷ chứa dây thần kinh và mạch máu

  • Việc ăn uống bị ảnh hưởng, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng tiêu hoá do thức ăn không được nhai kỹ

  • Sâu răng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đến công việc, học tập của bệnh nhân

  • Răng sâu nặng thường có lỗ sâu lớn có chứa nhiều vi khuẩn, dễ bị giắt thức ăn gây hôi miệng. Tình trạng này nặng hơn sẽ gây viêm, lỗ sâu chảy dịch gây hôi thối

  • Khi vi khuẩn tấn công vào buồng tuỷ làm tổn thương tuỷ răng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm tủy, chết tủy và các nguy cơ mất răng

  • Cuống răng bị áp xe, viêm nướu lợi và lây sâu cho các răng khác

  • Ảnh hưởng thẩm mỹ nhiều nếu như răng sâu thuộc nhóm răng cửa, nằm ở phía trước

  • Sâu răng hàm thường dẫn đến việc nhai một bên dẫn đến dễ bị đóng cao răng, gây viêm nướu. Bên mặt không có hoạt động nhai thức ăn sẽ bị teo nhỏ, mất cân xứng với bên còn lại, tăng nguy cơ lệch khớp cắn.

  • Răng sâu nặng còn có thể gây sốt, nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khoẻ

Hàn Răng Sâu

Khi không được hàn trám thì răng sâu có thể chuyển biến nặng nguy hiểm

Sâu răng tưởng chừng như một bệnh lý không đáng kể nhưng nếu không điều trị sớm cũng sẽ có nhiều tác hại cho con người. Bởi vậy ông bà ta có câu “cái răng, cái tóc là góc con người” cũng thể hiện một phần ý nghĩa quan trọng của răng đối với sức khỏe.

IV. Những lưu ý sau khi hàn răng sâu

Sau khi hàn sâu răng bệnh nhân có thể được bác sĩ hướng dẫn những điều cần lưu ý để thích nghi với chiếc răng vừa được “tân trang”. Trong đó các vấn đề đáng chú ý mà bệnh nhân sau khi hàn trám răng không nên bỏ qua đó là:

  • Thời gian được phép ăn uống sau khi hàn răng

Sau khi hàn trám răng sâu thì bệnh nhân có thể phải kiêng ăn khoảng một vài giờ đồng hồ đối với nhiều vật liệu trám. Trong đó các vật liệu trám như amalgam, kim loại, sứ,... không nên bên chỗ răng vừa trám trong khoảng 4 giờ đầu tiên.

Nếu bệnh nhân sử dụng vật liệu hàn composite thì có thể ăn ngay như bình thường vì chất liệu này ổn định nhanh ngay sau khi trám. Đây cũng là vật liệu hàn răng được ưa chuộng hàng đầu hiện nay vì có màu tương thích với răng thẩm mỹ, lại an toàn và tiết kiệm.

Hàn Răng Sâu

Xem thêm: Hàn Răng Sâu Thì Có Niềng Răng Được Không?

  • Tác dụng phụ của thuốc tê

Trong trường hợp hàn trám cần sử dụng thuốc tê thì có thể xuất hiện các trạng thái như mặt tê bì, sưng to, khó chịu và sẽ hết sau khi hết thuốc tê. Trường hợp răng sâu nhẹ và sử dụng composite thì không cần đến thuốc tê nên không lo vấn đề này.

  • Thói quen ăn uống cần cải thiện

Sau khi hàn răng sâu bệnh nhân cần chú ý tránh ăn những thức ăn giòn cứng, quá lạnh hoặc quá nóng trong những ngày đầu. Nếu sau đó có thể kiêng những loại thức ăn này thì cũng là điều tốt cho răng miệng.

Nên hạn chế uống cà phê, nước ngọt, thuốc lá, thực phẩm có màu vì có thể làm mảng trám bị xỉn màu.

Hàn Răng Sâu

Sau khi hàn răng sâu cần chú ý chăm sóc để giúp mảnh trám bền 

  • Không dùng tăm xỉa răng

Để lấy thức ăn thừa hãy dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay vì tăm xỉa răng có thể làm tổn thương men răng và tróc mảnh trám. Bên cạnh đó cũng không nên dùng răng cắn các vật cứng, đặc biệt là các răng sâu được hàn lớn yếu vì có nguy cơ gây hại cho răng.

Ngoài những lưu ý này thì sau khi hàn trám răng sâu bạn cũng nên có một kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học và khám răng định kỳ. Điều này sẽ giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa sâu răng tái phát.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An. Hy vọng qua những chia sẻ về tác dụng của hàn răng sâu đã giúp bạn hiểu thêm về kỹ thuật này và có thể lựa chọn áp dụng khi phát hiện răng sâu để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn