Mất Răng Có Niềng Răng Được Không? Phương Pháp Nào Phù Hợp?

Trong tình huống mất răng có niềng răng được không? Chủ đề này rất thiết thực đối với những người niềng răng. Cùng Nha khoa Thành An tìm ngay nhé

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Trong tình huống mất răng có niềng răng được không? Chủ đề này rất thiết thực đối với những người niềng răng. Cùng Nha khoa Thành An tìm ngay lời giải đáp trong nội dung bài viết sau bạn nhé. 

1. Nếu mất răng có niềng được không?

Mất Răng Có Niềng Răng Được Không

Mất răng có niềng được không

Niềng răng là giải pháp chỉnh nha về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Các răng lệch lạc sẽ được kéo, điều chỉnh để có được sự cân đối ở hai khớp cắn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đi niềng răng cũng còn đầy đủ răng trên cung hàm, bạn có thể mất răng vì một lý do nào đó. Và chính điều này khiến nhiều người lo lắng sẽ không thực hiện được ca niềng răng do thiếu răng. Vậy có đúng như vậy không? 

Thực tế thì việc thiếu răng vẫn có thể niềng răng chỉnh nha được bạn nhé. Công nghệ chỉnh nha hiện đại đã cho phép người niềng răng thực hiện được trong cả những trường hợp phức tạp nhất. Các tình huống mất răng trên, mất răng dưới, mất răng số 7 và thậm chí mất răng lâu năm cũng không còn là điều quá đáng lo. Các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị tốt nhất để hàm răng của bạn được dịch chuyển về vị trí chuẩn trên cung hàm. 

Cũng theo các chuyên gia nha khoa, việc mất răng trong một số trường hợp còn tạo điều kiện thuận lợi để dịch chuyển răng. Điều này giúp bệnh nhân niềng răng nhanh hơn và không cần phải nhổ răng để niềng răng. 

2. Phương pháp niềng phù hợp cho người bị mất răng

Mất Răng Có Niềng Răng Được Không

Niềng răng trong những trường hợp bị mất răng cần có phác đồ riêng 

Mất răng có niềng được không câu trả lời là có, vậy cách niềng như thế nào? Thực tế thì bạn vẫn dùng khí cụ chỉnh nha gồm dây cung, mắc cài hoặc khay niềng để kéo, dịch chuyển các răng mọc sai vị trí về đúng vị trí chuẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp muốn niềng răng bạn cần phải phục hình răng mất bằng cách trồng răng implant hoặc bắt cầu răng sứ. 

Tùy vào từng tình trạng mất răng của mỗi người mà nha sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Ngay cả khi không có ý định niềng răng thì bạn cũng nên lưu tâm sớm đến vấn đề mất răng của mình để được xử lý kịp thời. Vì có những vị trí răng mất ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng về sau. 

Kỹ thuật niềng răng phù hợp nhất cho những người mất răng là: 

  • Niềng răng mắc cài 

Bạn có thể chọn mắc cài sứ hoặc mắc cài kim loại tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế của mình. Trong quá trình niềng răng bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thêm thun niềng răng hoặc gắn minivis để cố định và tạo lực điều chỉnh răng được tốt nhất. Khí cụ định hình được lắp ở vị trí răng mất giúp việc niềng răng diễn ra bình thường. Sau khi đã niềng chỉnh ổn định bạn có thể trồng răng hoặc phục hồi răng sứ. 

  • Niềng răng không mắc cài

Hay còn gọi là niềng răng trong suốt invisalign. Bạn sẽ đeo các bộ khay niềng liên tục trong liệu trình điều trị niềng răng. Nếu vị trí răng mất làm ảnh hưởng đến việc dịch chuyển răng bạn cần được phục hình răng kết hợp với niềng răng. 

Tìm hiểu thêm:

Niềng răng trả góp ở Hà Nội

Cách làm răng hết hô

3. Nguyên nhân gây mất răng

Mất Răng Có Niềng Răng Được Không

Mất răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bạn rất lo lắng việc mất răng có niềng răng được không nhưng liệu bạn đã biết đâu là những nguyên nhân khiến răng bị mất chưa? Việc tìm hiểu này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng mất răng sớm, theo dõi ngay nhé: 

  • Do vệ sinh răng không tốt dẫn đến răng bị viêm, hư hỏng và mất răng

  • Do ăn uống thiếu dưỡng chất canxi làm răng bị yếu dần

  • Do ăn uống nhiều hàm lượng đường, axit và carbohydrates làm hỏng men răng

  • Do hút thuốc lá làm viêm nướu, lâu dần ăn mòn nướu và mất răng

  • Do các chấn thương, tai nạn gây vỡ hoặc gãy răng

  • Do các bệnh lý gây lão hóa răng sớm như đái tháo đường, viêm khớp cắn hoặc ung thư khớp cắn

  • Nồng độ hormone thay đổi xảy ra ở tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai làm răng dễ rụng.

4. Những khó khăn khi bị mất răng

Mất Răng Có Niềng Răng Được Không

Chung quy lại thì câu trả lời mất răng có niềng được không là có thể. Tuy nhiên, trước khi niềng bạn nên ý thức được những mối nguy hại của việc mất răng để có kế hoạch phục hồi răng mất sớm. 

Những khó khăn, ảnh hưởng khi bị mất răng gồm có: 

  • Ảnh hưởng đến việc ăn nhai về lâu về dài. Vị trí răng mất khiến việc cắn, nhai trở nên yếu hơn, thức ăn không được nghiền nát

  • Chính ảnh hưởng của chức năng cắn nhai cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bệnh nhân. 

  • Khoảng trống trên hàm lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch, nghiêng, làm mất cân đối khớp cắn, làm lệch khớp cắn. 

  • Chưa kể đến việc mất răng còn gây ảnh hưởng đến việc phát âm. Âm không được tròn vành rõ chữ. 

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo thẩm mỹ, nhất là những răng ở vị trí mặt tiền. Người bị mất răng thường ngại giao tiếp và trở nên tự ti hơn. 

  • Răng mất khiến xương hàm mất vị trí nâng đỡ gây hóp, trũng má, chảy nhão làn da, xuất hiện nếp nhăn…Khuôn mặt cũng vì thế mà lệch dần ảnh hưởng đến giao tiếp.

  • Gây các bệnh lý trên răng do viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu…Nguyên nhân là do khoảng trống tạo điều kiện rất thuận lợi cho mảng bám, vi khuẩn sinh sôi, phát triển. 

  • Gây các bệnh lý như đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, nhức mỏi vai gáy.

5. Cách phòng tránh để không bị mất răng

Mất Răng Có Niềng Răng Được Không

Để phòng ngừa tình trạng mất răng bạn cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Cẩn thận trong việc ăn nhai, tránh cắn, nhai, xé thức ăn quá cứng với lực quá mạnh

  • Bảo vệ hàm răng thật tốt, tránh để các sự cố té, ngã làm gãy hoặc mất răng

  • Chú trọng vệ sinh răng miệng mỗi ngày đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ. Tránh để răng bị viêm nha chu, viêm nướu lợi dẫn đến mất răng

  • Thường xuyên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị các vấn đề nha khoa kịp thời

  • Nếu có tình trạng mất răng nên tìm cách phục hồi sớm. Tránh để tình trạng tiêu xương răng gây mất răng ảnh hưởng đến nhiều vị trí răng khác trên hàm. 

Với những nội dung được chia sẻ trên đây Nha khoa Thành An tin rằng bạn đã tự mình giải đáp được câu hỏi mất răng có niềng răng được không. Hy vọng rằng bạn sẽ yên tâm hơn khi đi niềng răng và không còn phải băn khoăn lo lắng nữa. 

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn