Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu khi mẹ bầu bị sâu răng số 8 thì phải xử lý như thế nào nhé!

Mỗi chúng ta ai cũng phải trải qua các vấn đề về răng miệng. Nó luôn là nỗi niềm mà hàng triệu gia đình luôn phải quan tâm. Các bệnh lý khác nhau về răng miệng rất nhiều. 

Vậy cụ thể về cách xử lý khi mẹ bầu bị sâu răng số 8 như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Thành An tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Răng số 8 là gì?

Còn gọi là răng khôn, răng số 8 hay là răng hàm mọc ở vị trí trong cùng của hàm răng. Nó là răng mọc muộn nhất trong tất cả bộ răng của chúng ta. Mặc dù vậy,thì chức năng của răng số 8 đến nay vẫn chưa được trả lời chính xác.

Răng số 8 mọc muộn hơn các răng khác, thời điểm răng mọc khoảng 17-30 tuổi. Khi đó,xương hàm ,các răng và  nướu lợi đã được cố định, cứng chắc nên  việc răng số 8 nhú mọc sẽ gây đau nhức và khó khăn hơn. Vị trí chỗ mọc trên cung hàm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc không đúng hướng như các vị trí răng khác.

bà bầu đau răng số 8

Răng số 8 hay là răng hàm mọc ở  vị trí trong cùng 

Tìm hiểu thêm

Bầu có nhổ răng khôn được không

Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền

II. Mọc răng số 8 khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu. 

Trường hợp người bình thường mọc răng khôn nếu các hiện tượng mà xảy ra thì việc xử lý rất dễ dàng. Nhưng nếu người mọc là phụ nữ mang thai thì khác hoàn toàn. Vì khi đang có bầu cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm nên việc chỉ định điều trị khi phụ nữ có thai mọc răng khôn không hề đơn giản chút nào.

Bác sĩ cho phụ nữ mọc răng khôn khi mang thai lời khuyên là không nên nhổ răng khôn vì nhổ răng khi mang thai có thể bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu nhất  là  em bé đang trong bụng mẹ. Bởi vì răng liên kết với rất nhiều dây thần kinh nó sẽ tác động không nhỏ đến việc hình thành của bé.

Còn nếu, muốn nhổ răng số 8 sẽ cần đến các phương pháp phổ biến như: Gây tê; Chụp X Quang; Siêu âm và đặc biệt phải dùng kháng sinh liều cao. Điều này, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi đang phát triển.

Người mẹ khi mang thai thì cơ thể có nhiều thay đổi về hoocmon Estrogen, sự thay đổi trong chế độ ăn uống, canxi và sắt thiếu hụt khiến cho răng của phụ nữ mang thai rất dễ bị tổn thương hơn người thường nên trong trường hợp mọc răng khôn thì các mẹ bầu hết sức cẩn thận.

Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm nếu không điều trị dứt điểm có thể biến chứng. Ví dụ, Bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai; Viêm quanh thân răng do thức ăn bị mắc kẹt vào trong kẽ răng dẫn đến sâu răng, hư răng vì vi khuẩn tấn công do sức đề kháng của mẹ bầu rất yếu.

mẹ bầu bị sâu răng số 8

Răng số 8 bị sâu nếu không điều trị dứt điểm có thể biến chứng

III. Cách điều trị cho mẹ bầu bị sâu răng số 8. Có nên nhổ không?

3.1. Cách điều trị cho mẹ bầu bị sâu răng số 8

- Khi mang thai  các bà mẹ cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để giảm nguy cơ các bệnh lý về răng miệng. Để phòng tránh nhiễm trùng răng miệng trong tương lai cho bé, mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần và hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn là tốt nhất.

- Chăm  đi thăm khám sức khỏe răng miệng mỗi năm 2 lần để kiểm soát các mảng bám và ngăn ngừa viêm nướu,  kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường về răng miệng trong thời kỳ mang thai.

Đối với các bà mẹ nôn nhiều do nghén hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch baking soda loãng vì làm cách  này sẽ giúp trung hòa axit giảm nguy cơ sâu răng hiệu quả.

Khi mang thai chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giữ cho răng miệng khỏe mạnh. Nên cung cấp cung cấp đủ canxi trong các bữa ăn, bổ sung ít axit và đường sẽ rất có lợi cho sức khỏe răng miệng của cả mẹ và bé sau này.

3.2. Có nên nhổ không?

Phụ nữ khi mang thai không nên can thiệp gì đến răng miệng. Đối với những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng hay điều trị thì mỗi mẹ bầu nên đến cơ sở chuyên khoa về răng miệng để được thăm khám để  được bác sĩ chuyên khoa có sự tư vấn cho an toàn.

mẹ bầu bị sâu răng số 8

Phụ nữ khi mang thai không nên can thiệp gì đến răng miệng. 

IV. Các biện pháp giảm đau cho mẹ bầu bị đau răng số 8

Phụ nữ mang thai nên  tham khảo một số cách đơn giản để giảm đau răng khôn như:

  • Thứ  nhất, súc miệng bằng nước muối ấm: Ngày 2 lần sáng và tối sau khi ăn hoặc sau khi đánh răng. Ngậm nước muối khoảng 3- 5 phút , sau đó nhổ ra.
  • Thứ hai, chườm đá lạnh làm bớt sưng và giảm đau bằng cách bỏ đá lạnh vào một chiếc khăn sạch rồi chườm lên má, vị trí răng đau, cơn đau của bạn sẽ dịu bớt trông thấy
  • Thứ 3, giảm đau bằng tỏi tươi vì Tỏi có khả năng diệt khuẩn cao, chống viêm nhiễm, sát trùng,…rất hiệu quả. Dùng miếng tỏi, bóc vỏ, chà nhẹ lên vị trí răng bị đau, có thể trộn với chút muối rồi đắp lên vùng răng đau.

Hy vọng, qua bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin, kiến thức bổ ích, giúp các bạn trả lời được những thắc mắc về cách xử lý khi mẹ bầu bị sâu răng số 8. Bạn hãy liên hệ với Nha khoa Thành An theo thông tin dưới đây nếu bất cứ khi nào bạn có thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng!

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn