Tình trạng mất răng sau đó bị móm thường được gọi là móm rụng răng? Vậy tại sao mất răng lại bị móm? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé 

Móm rụng răng là tình trạng bị móm sau khi mất răng. Vậy tại sao sau khi mất răng nhiều người lại bị móm? Và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Cùng tìm hiểu qua những thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây nhé: 

1. Tại sao khi mất răng lại bị móm?

Tình trạng mất răng sau đó bị móm thường được gọi là móm rụng răng? Vậy tại sao mất răng lại bị móm? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé 

Thông thường khi mất 1 - 2 răng nhiều người vẫn rất chủ quan nghĩ rằng hiện tượng móm rụng răng sẽ khó xảy ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy từ khi mất răng vĩnh viễn, dù là 1 cái thì cấu trúc xương hàm cũng đã bắt đầu thay đổi. 

Cụ thể là khi mất răng nướu và xương hàm của người bị mất răng cũng sẽ teo dần lại. Vốn dĩ, lực nhai truyền theo chân răng đến xương hàm, kích thích các tế bào xung quanh để tái cấu trúc tạo nên xương mới. Tuy nhiên khi mất răng, quá trình kích thích tạo xương của cơ thể không còn. Lúc này, các tế bào tạo xương bắt đầu hoạt động chậm dần, theo thời gian xương hàm bị teo nhỏ và yếu đi, từ đó dẫn đến tình trạng xương hàm bị biến dạng, hay còn gọi là hiện tượng móm rụng răng. 

móm rụng răng

Tình trạng móm rụng răng 

2. Phương pháp khắc phục mất răng hiệu quả?

Để khắc phục tình trạng mất răng, từ đó hạn chế xảy ra hiện tượng móm rụng răng, ta có thể áp dụng một trong những phương pháp sau: 

2.1. Trồng răng giả tháo lắp 

Đây là phương pháp phục hình răng mất đã ra đời lâu nay, nhưng đến nay vẫn được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Bởi có giá thành tương đối rẻ, nhanh chóng phục hình được răng mất, đồng thời có thể tháo răng ra để vệ sinh dễ dàng. 

Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là chỉ phục hình được răng mất ở phần trên, không khắc phục được tình trạng răng mất vĩnh viễn, không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm 

2.2. Phương pháp cầu răng sứ 

Đây là phương pháp thế hệ tiên tiến hơn so với cầu răng sứ. Quy trình thực hiện cụ thể là các nha sĩ sẽ mài nhỏ răng 2 bên, sau đó lắp cầu răng sứ vào để thay thế cho răng đã mất. 

Cầu răng sứ có ưu điểm là có thể cố định, thực hiện chức năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, vẫn không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm 

2.3. Trồng răng Implant cố định 

Đây là phương pháp có khả năng khắc phục trình trạng móm rụng răng hiệu quả nhất. Phương pháp giúp hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương, giúp xương hàm không bị biến dạng, đồng thời vẫn giữ nguyên được chức năng ăn nhai và phục hình được toàn diện răng cũ đã mất. 

móm rụng răng

Phương pháp cấy implant khắc phục tình trạng móm rụng răng

3. Ưu điểm của phương pháp trồng răng implant

Phương pháp trồng răng implant có những ưu điểm vượt trội sau đây, là phương pháp được nhiều người mất răng vĩnh viễn hay đang phải đối mặt với tình trạng móm rụng răng ưa chuộng sử dụng: 

  • Trắc phục triệt để tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất răng, từ đó hạn chế đối đa tình trạng móm rụng răng 
  • Độ bền có thể gần như trọn đời 
  • Implant có khả năng thay thế răng thật đã mất, không phải mài răng kế cận như cầu răng sứ 
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai cho người sử dụng 
  • Bảo bảo kết cấu xương hàm sau khi cấy 
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng 

4. Quy trình cấy ghép implant được thực hiện như thế nào?

Quy trình cấy ghép Implant được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Khám tổng quát và lập kế hoạch điều trị 

Trước khi tiến hành cấy Implant nha sĩ sẽ kiểm tra chất lượng xương hàm của từng bệnh nhân, đồng thời kiểm tra sức khỏe người bệnh và lên kế hoạch điều trị phù hợp. 

Bước 2: Thực hiện đặt trụ implant 

Bác sĩ tiến hành khoan, sau đó đặt trụ implant trực tiếp vào xương hàm người bệnh. Qúa trình này yêu cầu chuyên môn cao, cần thực hiện ở những phòng nha có giấy phép và uy tín. 

Bước 3: Tái khám sau khi đặt trụ 

Sau thời gian quy định, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đến tái khám và kiểm tra độ lành thương của trụ implant. Thông thường, tùy cơ địa từng bệnh nhân, sẽ mất từ 3 - 6 tháng để trụ implant và xương hàm tương thích hoàn toàn với nhau. 

Bước 4 : Thực hiện đặt trụ lành thương và lấy dấu mẫu hàm

Sau khi bác sĩ kiểm tra đảm bảo được tính tương hợp giữa Implant và xương hàm sẽ tiến hành đặt trụ lành thương. Sau đó bệnh nhân sẽ được lấy dấu mẫu hàm để làm răng sứ mới, đảm bảo chức năng ăn nhai và cả tính thẩm mỹ cho hàm răng. 

Bước 5: Gắn khớp nối Abutment trên trụ Implant kết thúc quy trình cấy ghép Implant

Bệnh nhân sẽ được gắn Abutment và lựa chọn màu răng sứ gắn trên Implant phù hợp với những răng còn lại của hàm. Sau khi lắp xong răng sứ là đã hoàn thành quy trình cấy ghép Implant khắc phục tình trạng móm rụng răng. móm rụng răng

Quy trình cấy implant 

Trên đây là các thông tin xoay quanh vấn đề tại sao sau khi mất răng lại có hiện tượng móm rụng răng và những cách khắc phục hiệu quả nhất, trong đó có cấy ghép implant. Hy vọng với những kiến thức được cung cấp này, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với bản thân và điều kiện kinh tế của mình. Chúc bạn thành công. 

NHA KHOA THÀNH AN

Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: nhakhoathanhanmkt@gmail.com

Hotline: 0988.622.996

Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathanhan/ 

Kết nối kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvue8GRkil3jnPFhLtN5tRw

Kết nối kênh Tik Tok: https://www.tiktok.com/@nkthanhan

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn