Mất răng là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt. Một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất là tiêu xương hàm, xảy ra khi không có răng kích thích và duy trì mật độ xương tại vị trí mất răng.
Vậy quá trình tiêu xương sau khi mất răng diễn ra như thế nào? Cùng Thành An tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn tác động tiêu cực đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành mất răng ít nhất 1 chiếc lên đến 70%, và con số này ngày càng gia tăng.
Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất răng là gì?
Sâu răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất răng, đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi. Vi khuẩn trong mảng bám tấn công men răng, tạo thành các lỗ sâu, dần dần ăn sâu vào tủy răng và chân răng, dẫn đến tình trạng răng lung lay và gãy rụng.
Viêm nha chu: Bệnh lý này ảnh hưởng đến mô nướu và xương nâng đỡ răng, khiến nướu bị sưng đỏ, chảy máu, và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng.
Viêm tủy răng: Do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức dữ dội, nếu không điều trị có thể dẫn đến hoại tử tủy và mất răng.
Tai nạn giao thông, té ngã, chơi thể thao,... có thể gây chấn thương hàm mặt, dẫn đến gãy răng, vỡ răng, hoặc tổn thương nặng nề đến mức phải nhổ bỏ.
Một số trường hợp va đập mạnh có thể khiến răng bị mẻ, nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến sâu răng, viêm nha chu.
Một số người có cơ địa dễ bị sâu răng, viêm nha chu, hoặc mắc các bệnh lý răng miệng khác do di truyền.
Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm tăng nguy cơ mất răng.
Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột, đồ ngọt, nước ngọt có ga,... tạo môi trường axit lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng.
Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và mất răng.
Vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng thường xuyên hoặc đúng cách, không sử dụng chỉ nha khoa,... tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, gây hại cho răng miệng
Tìm hiểu thêm
Khi mất răng, xương hàm tại vị trí đó sẽ bắt đầu quá trình tiêu biến do không còn được kích thích bởi lực nhai. Quá trình này diễn ra theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu (0 - 3 tháng): Xương bắt đầu tiêu biến khoảng 10%, tuy nhiên không có biểu hiện rõ ràng.
Giai đoạn hai (3 - 12 tháng): Tốc độ tiêu xương tăng nhanh, lên đến 25%. Lúc này, có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nướu tụt, răng lỏng lẻo, thay đổi khớp cắn.
Giai đoạn ba (1 - 5 năm): Xương tiêu biến 40 - 60%, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như: lão hóa khuôn mặt, khó khăn trong ăn nhai, ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng ngôn ngữ.
Giai đoạn sau (hơn 5 năm): Xương tiêu biến hơn 60%, ảnh hưởng đến khả năng phục hình răng giả, đặc biệt là cấy ghép implant.
*** Lưu ý rằng quá trình tiêu xương có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn tùy vào từng người và cần có sự theo dõi và đánh giá của các chuyên gia y tế để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Quá trình tiêu xương theo thời gian
Theo nghiên cứu của May Chun Wei Wong (2012) cho thấy, trung bình mỗi bên xương hàm tiêu 3.8mm theo chiều ngang và 1mm theo chiều dọc trong 6 tháng đầu tiên sau khi nhổ răng. Sau đó, quá trình tiêu xương tiếp tục diễn ra với tốc độ 29-63% theo chiều ngang và 11-22% theo chiều dọc.
Để hình dung dễ dàng hơn, hãy so sánh việc mất răng với nạn chặt phá rừng. Khi cây xanh bị mất đi, đất đai trở nên bạc màu, dễ bị xói mòn và sạt lở. Tương tự, sau khi mất răng, xương hàm cũng dần thoái hóa và suy yếu.
Nếu không có giải pháp phục hình, tình trạng tiêu xương sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi chỉ còn lại lớp vỏ mỏng manh. Lý do là vì khi mất răng, lực nhai không còn tác động trực tiếp lên vị trí đó, dẫn đến giảm kích thích tạo xương.
Tiêu xương sau khi mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như:
Trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu và phát triển, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tìm ra phương pháp cấy ghép Implant như một giải pháp tối ưu cho vấn đề mất răng. Implant không chỉ thay thế răng mất mà còn có nhiều lợi ích vượt trội, đặc biệt là khả năng bảo tồn và cải thiện chất lượng xương xung quanh chân răng nhân tạo.
Khi implant được cấy vào xương hàm, sẽ trải qua bốn giai đoạn phản ứng: Pha cầm máu, pha viêm, pha tăng sinh và pha tái cấu trúc. Đầu tiên, tiểu cầu sẽ tập trung quanh chân răng nhân tạo, tạo ra mạng lưới fibrin giúp ngăn chặn hồng cầu và cầu máu. Tiếp theo, hệ thống bạch cầu sẽ tham gia vào phản ứng miễn dịch, trong đó các tế bào hủy cốt bào sẽ bắt đầu quá trình tiêu xương để loại bỏ mảnh xương vụn.
Trong năm đầu sau khi cấy ghép implant, tiêu xương tối đa 1mm sẽ diễn ra nhằm khôi phục cấu trúc tương tự như răng thật – đây gọi là tiêu xương sớm quanh implant. Sau 2 – 6 tuần, các tế bào tạo xương sẽ bắt đầu hoạt động dưới tác động của lực nhai truyền qua chân răng nhân tạo, giúp hình thành xương và bắt đầu quá trình tái cấu trúc xương, từ đó giúp implant tích hợp ổn định vào xương.
Implant được xem là tích hợp tốt vào xương nếu quá trình tiêu xương xấp xỉ 1mm trong năm đầu tiên và khoảng 0.2mm trong những năm tiếp theo. Xương quanh implant ổn định thường có dạng lõm xuống hơn so với xương quanh răng lân cận. Theo một nghiên cứu đăng trên Pubmed về "Tiêu mào xương sớm: Liệu có thực?", tác giả khẳng định rằng trong một số trường hợp, có sự tái sinh và bồi xương quanh implant sau 2 năm tích hợp.
Từ những nghiên cứu và cập nhật mới nhất trên thế giới, chúng ta có thể khẳng định rằng implant giúp bảo tồn xương tốt hơn nhiều so với các phương pháp phục hình răng mất như cầu răng hay hàm giả tháo lắp. Ngoài ra, đây là phương pháp tối ưu nhất giúp phục hồi chức năng ăn nhai tự nhiên mà không gây khó chịu cho bệnh nhân và không ảnh hưởng đến những răng lân cận.
Hi vọng những thông tin bài viết vừa rồi từ nha khoa Thành An đã giải đáp được khúc mắc của các bạn.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!