Để trồng răng implant thì bắt buộc bệnh nhân mất răng phải có điều kiện xương hàm phù hợp. Vậy tiêu xương hàm có trồng răng được không? Phải làm sao nếu bị tiêu xương hàm? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng tiêu xương hàm và cách phục hình răng an toàn hiệu quả.
Tiêu xương hàm là một khái niệm không thường được nhắc đến cho đến khi chúng ta tiếp xúc với kỹ thuật trồng răng implant. Bởi sau khi mất răng bệnh nhân muốn thực hiện trồng răng implant cần phải có điều kiện xương hàm thích hợp.
Theo đó vấn đề tiêu xương hàm có trồng răng được không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc. Vậy hiện tượng tiêu xương hàm là gì? Tiêu xương hàm hay còn được gọi là tiêu xương ổ răng là một hiện tượng tiêu xương có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới.
Tiêu xương hàm là hiện tượng suy giảm chất lượng, mật độ xương
Theo đó mật độ và diện tích xương hàm bị suy giảm dần từ đó ảnh hưởng đến nướu bị teo lại, các răng xô lệch, sai khớp cắn, đau khớp thái dương hàm, lệch mặt, lão hoá sớm, da chảy xệ,... mà xuất phát nguyên nhân gây hiện tượng này là do:
Tìm hiểu thêm
Đối với các phương pháp trồng răng thông thường thì sẽ không có quá nhiều yêu cầu đối với điều kiện xương hàm. Tuy nhiên, ngược lại ở phương pháp trồng răng implant thì bắt buộc bệnh nhân phải có điều kiện xương hàm chất lượng và có mật độ xương phù hợp.
Theo đó, bác sĩ sẽ dùng các thiết bị tiên tiến để tiến hành phân tích xét nghiệm chỉ số HU của xương hàm trong từng trường hợp. Bệnh nhân có chỉ số HU đạt trong khoảng từ 350 - 1120 sẽ phù hợp để thực hiện cấy ghép implant phục hình răng.
Để cấy ghép implant thì điều kiện xương hàm của bệnh nhân cần được đảm bảo
Các trường hợp bệnh nhân có nền xương hàm yếu, mật độ loãng, thành xương hàm mỏng, tình trạng tiêu xương sẽ không thích hợp để cấy ghép implant. Do trụ implant cấy vào xương hàm cần được bao bọc bảo vệ ổn định bởi cấu trúc xương hàm để có thể hoàn thiện chức năng ăn nhai.
Nếu điều kiện xương hàm không đạt, không cho phép thực hiện kỹ thuật cấy trụ implant thì sẽ không thể thực hiện. Đây là lý do vì sao mà nhiều người lo lắng bị tiêu xương có trồng răng được không. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này ở phần tiếp theo đây nhé!
Do thực tế muốn cấy trụ implant phục hình răng thì bệnh nhân cần có điều kiện xương hàm đáp ứng tiêu chuẩn nên nhiều người lo lắng không biết tiêu xương hàm có trồng răng được không. Thực tế tiêu xương hàm có nhiều dạng, nhiều mức độ và cũng có khả năng trồng răng implant được.
Theo đó, dựa trên những thông tin dữ liệu răng hàm thu thập được bác sĩ sẽ nhận định bệnh nhân có thể trồng implant được hay không. Trong trường hợp tiêu xương bệnh nhân vẫn có thể thực hiện trồng răng thông qua biện pháp ghép xương.
Tiêu xương hàm có trồng răng được không?
Bệnh nhân có thể được ghép xương và cấy implant cùng lúc hoặc có thể ghép xương sau đó chờ ổn định rồi mới cấy ghép implant. Xương ghép vào hàm có thể lựa chọn là xương tự thân, xương nhân tạo, xương đồng loại, xương dị loại.
Ghép xương là giải pháp khi bị tiêu xương hàm
Một số trường hợp răng ở vị trí đặc thù không cần quá nhiều lực ăn nhai, lượng xương bị tiêu không quá nhiều thì cũng có thể không cần ghép xương. Để biết được bị tiêu xương có trồng răng được không và có cần ghép xương không thì bạn phải đến thăm khám với bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm để được hỗ trợ.
Bác sĩ giỏi sẽ giúp thăm khám, kiểm tra tình trạng xương hàm chính xác và đưa ra những nhận định tối ưu cho người trồng răng.
Trồng răng implant được xem là giải pháp tuyệt vời cho người mất răng cải thiện ăn nhai, thẩm mỹ. Tuy nhiên điều kiện để thực hiện được kỹ thuật trồng răng implant có rất nhiều khiến người lo lắng điển hình là hiện tượng tiêu xương hàm có trồng răng được không.
Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này thì hãy đến ngay Nha khoa Thành An để được tư vấn hỗ trợ thăm khám điều trị hiệu quả. Thành An là phòng khám nha khoa trồng răng implant chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội với thâm niên hơn 10 năm chuyên khoa.
Tại đây, bệnh nhân mất răng muốn phục hình implant sẽ không lo lắng về an toàn, hiệu quả khi điều trị nhờ có:
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hiện tượng tiêu xương hàm có trồng răng được không và giải pháp khi bị tiêu xương hàm. Hy vọng qua những thông tin được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An đã giúp bạn có thêm dữ liệu hữu ích cho mình
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!