DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Răng sâu đến một giai đoạn nhất định có thể sẽ bị vỡ ra gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và việc điều trị. Vậy khi răng sâu bị vỡ sẽ được điều trị như thế nào? Răng vỡ do sâu có làm mất răng hay không? Cùng tìm hiểu ngay các phương án điều trị khi răng bị sâu vỡ qua bài viết dưới đây.
Răng sâu là một tình trạng tổn thương mô cứng của răng do sự tấn công của các vi khuẩn và mảng bám thức ăn. Vi khuẩn mảng bám tấn công khiến lớp khoáng men răng bị bào mòn không được phục hồi dẫn đến hình thành các lỗ sâu tối màu.
Các lỗ sâu này sẽ dần lan rộng và tiến sâu vào cấu trúc của răng do sự phát triển không ngừng của vi khuẩn sâu răng. Răng sâu bị vỡ thường sẽ xuất hiện vào giai đoạn này do cấu trúc ngà và tủy răng bị ảnh hưởng, nhạy cảm, răng mòn yếu và dễ vỡ.
Răng sâu bị vỡ là giai đoạn sâu răng mà mô cứng răng tổn thương nặng nề
Khi cấu trúc răng bao gồm ngà và tủy răng bị tổn thương răng xuất hiện các tình trạng ê buốt, đau nhức. Lúc này răng rất nhạy cảm và dưới tác động của các yếu tố ngoại lực, các kích thích từ bên ngoài qua việc ăn uống răng có thể bị vỡ ra.
Nếu không có các biện pháp can thiệp điều trị khắc phục, răng dưới sự ảnh hưởng của vi khuẩn, việc ăn uống sẽ ngày càng cụt dần và nhiều ảnh hưởng khác.
Răng sâu bị vỡ là răng đã bị tổn thương khá nhiều và nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho sức khoẻ, trong đó có nguy cơ mất răng. Răng vỡ do sâu có phần mô cứng bị tổn thương và mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng do vi khuẩn phát triển.
Răng bị vỡ sẽ tạo thành các lỗ dò ảnh hưởng đến việc ăn uống, dễ bị nhét thức ăn nên vi khuẩn càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Những yếu tố này sẽ đẩy nhanh nguy cơ viêm nhiễm tủy răng, khi vi khuẩn tấn công sâu xuống cuống răng gây nhiễm trùng thì bắt buộc phải nhổ bỏ.
Răng sâu bị vỡ có khả năng dẫn đến nguy cơ mất răng sớm
Xem thêm:
Sâu Răng Số 8 Nên Điều Trị Như Thế Nào?
Nếu răng sâu bị vỡ được điều trị kịp thời thì bạn không cần lo sợ nguy cơ mất răng vì hoàn toàn có thể phục hình bằng nhiều cách. Thông thường khi răng sâu dẫn đến vỡ sẽ chia thành nhiều trường hợp như là vỡ mảnh nhỏ một phần thân răng, vỡ mảnh lớn hơn 50% răng hoặc còn cả trường hợp vỡ toàn bộ thân răng chỉ còn lại chân răng bên dưới.
Các trường hợp này dù vỡ ít hay vỡ nhiều các bác sĩ vẫn có thể điều trị phục hình răng vỡ như ban đầu đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai cho bệnh nhân. Tuy nhiên nếu răng sâu quá nặng, bị nhiễm trùng hoại tử tủy răng, ổ viêm có nguy cơ lan rộng, chân răng lung lay thì không thể phục hồi.
Trong trường hợp này bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ để tránh tình trạng viêm nhiễm gây hại cho xương hàm, nướu, các răng khác,...
Răng sâu bị vỡ sẽ có trạng thái cũng như tình trạng sâu nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người. Vì vậy cũng có nhiều phương pháp điều trị để khắc phục cho tùy trường hợp mức độ sâu răng nặng nhẹ.
Trong đó những phương pháp điều trị hiện hành hiện nay được các bác sĩ áp dụng chữa trị sâu răng dẫn đến vỡ có thể kể đến như:
Phương pháp trám răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến chuyên dùng để khắc phục tình trạng răng sâu mức độ nhẹ. Tình trạng răng vỡ mảnh nhỏ, sâu men và ngà thì miếng trám vẫn còn phát huy được công dụng của mình, không bị rơi ra khi ăn uống thì phương pháp này sẽ được lựa chọn.
Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình răng miệng, mức độ sâu răng sau đó mới tiến hành làm sạch lỗ sâu và dùng vật liệu trám phục hình răng. Thời gian thực hiện phương pháp trám răng sâu vỡ nhanh chóng chỉ mất khoảng trên dưới 30 phút.
Trám răng sâu bị vỡ giúp phục hình răng đảm bảo ăn nhai thẩm mỹ
Phương pháp bọc răng sứ thường được áp dụng cho các trường hợp răng bị sâu vỡ mức độ nặng, cần được chữa tủy. Trước khi tiến hành lấy dấu và gắn mão sứ thì răng sâu sẽ được điều trị làm sạch tủy viêm trước.
Giai đoạn này cần thực hiện từ 2 - 3 lần để có thể làm sạch hoàn toàn tủy răng tránh tình trạng viêm nhiễm gây đau nhức. Răng chữa tủy sẽ yếu hơn dễ bị giòn gãy vì vậy việc gắn mão sứ sẽ góp phần hỗ trợ bảo vệ răng tốt hơn.
Trong trường hợp răng sâu vỡ lớn chỉ còn chân nhưng chưa bị hoại tử thì bác sĩ có thể tiến hành làm sạch sâu và gắn mão răng giả bên trên.
Răng sâu bị vỡ ở mức độ không thể điều trị bảo tồn do nhiều biến chứng nguy hiểm thì bắt buộc sẽ phải nhổ bỏ. Sau đó bác sĩ sẽ làm sạch ổ viêm để tránh vi khuẩn gây ảnh hưởng răng miệng.
Cuối cùng là việc đề xuất các phương pháp trồng răng cho bệnh nhân để phục hồi vị trí răng mất, đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ. Nhổ răng có thể giúp thoát khỏi tình trạng đau nhức răng sâu, loại bỏ các nguy cơ viêm nhiễm và không tốn nhiều chi phí.
Răng sâu bị vỡ gây nhiễm trùng không thể điều trị sẽ phải nhổ
Tuy nhiên, khi mất răng sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ khác như ảnh hưởng ăn uống, răng bị xô đẩy, lệch khớp cắn, tiêu xương, lão hoá sớm,... Bệnh nhân cần có biện pháp trồng răng thay thế răng cũ để tránh khỏi những mối lo ngại này và sẽ mất nhiều chi phí thực hiện dù sử dụng không tốt như răng thật.
Chính vì những lý do trên chúng ta nên chăm sóc bảo vệ sức khỏe răng miệng để hạn chế sâu răng vỡ dẫn đến mất răng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An. Hy vọng qua những thông tin về tình trạng răng sâu bị vỡ cùng các cách điều trị đã giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm dữ liệu để áp dụng khi gặp phải tình huống tương tự.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!