Cùng Nha Khoa Thành An tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết sâu ở kẽ răng và phương pháp điều trị để ngăn các tình huống xấu cho răng miệng qua bài viết dưới đây.
So với các tình trạng sâu răng mặt nhai phổ biến thì sâu kẽ răng là một dạng sâu răng khó phát hiện nên có phần nguy hiểm hơn. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết sâu ở kẽ răng và phương pháp điều trị để ngăn các tình huống xấu cho răng miệng qua bài viết dưới đây.
Sâu kẽ răng thực tế vẫn là một dạng sâu răng do vi khuẩn và mảng bám tấn công làm hỏng lớp men răng ngoài cùng và có thể tấn công sâu vào cấu trúc của răng. Khác biệt so với sâu răng thường là ở vị trí bị tấn công là ở kẽ rãnh giữa hai răng kế cận và làm tổn thương cả hai răng.
Đốm đen lỗ sâu xuất hiện giữa hai kẽ răng là dấu hiệu sâu kẽ răng
Vị trí kẽ răng bị sâu thường khó phát hiện hơn do thường dễ nhầm lẫn cùng các mảng bám. Chỉ đến khi giữa kẽ hai răng xuất hiện các đốm đen, các lỗ kèm theo cảm giác ê buốt khi ăn thực phẩm nóng lạnh thì bệnh nhân mới nhận thấy dấu hiệu rõ rệt về tình trạng này.
Ngoài việc xuất hiện các lỗ sâu, đốm đen hay gây ê buốt thì răng sâu kẽ còn có thể bị giắt thức ăn, mảng bám gây hôi miệng.
Nguyên nhân bị sâu kẽ răng thường là do vấn đề vệ sinh răng miệng kém, sai cách hoặc không vệ sinh răng miệng thường xuyên. Các mảng bám, vôi răng tích tụ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt ở vị trí kẽ răng không dễ làm sạch nên làm hỏng men răng gây sâu răng.
Ngoài ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm chân răng,... cũng có thể gây mất cân bằng pH trong khoang miệng, dễ hình thành sâu răng. Trong số các nguyên nhân này thì phần lớn thói quen chăm sóc vệ sinh không tốt là chiếm tỉ lệ cao hơn cả.
Sâu kẽ răng thường xảy ra ở các kẽ răng cửa, kẽ răng hàm hay bất kỳ vị trí kẽ răng nào và có thể gây ra nhiều tác hại. Sâu kẽ đầu tiên sẽ làm hỏng men răng tiếp đó sẽ có thể tấn công sâu vào trong cấu trúc ngà và tủy răng.
Việc này không chỉ gây đau nhức ảnh hưởng khả năng ăn nhai và sức khoẻ cho chúng ta mà còn nhiều tác hại khác. Răng bị hư hỏng nặng sẽ có thể bị gây viêm nhiễm trùng ảnh hưởng đến thần kinh, hôi miệng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và tâm lý của bệnh nhân.
Sâu kẽ răng có thể gây hỏng răng, mất thẩm mỹ, hôi miệng,....
Sâu răng ở kẽ hay ở bất kỳ vị trí nào nếu không được chữa trị khắc phục sớm sẽ có thể dẫn đến mất răng, ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt. Việc điều trị sâu răng sẽ tốn kém chi phí, thời gian và đặc biệt sẽ kém bền so với răng khoẻ vậy nên tốt hơn là hãy có biện pháp chăm sóc ngăn ngừa tình trạng này.
Sâu kẽ răng cũng như các tình trạng sâu răng khác nên cần phát hiện kịp thời và khắc phục sớm để không gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông thường chúng ta sẽ có 2 lựa chọn để điều trị sâu răng ở kẽ như sau:
Biện pháp trám răng thường được áp dụng cho các trường hợp sâu kẽ mức độ nhẹ khi răng chỉ mới bị tổn thương men răng. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ sâu răng, làm sạch sau đó sử dụng các vật liệu chuyên dụng màu răng để phục hình trám đầy lỗ sâu.
Phương pháp này có thể thực hiện nhanh chóng, không đến 30 phút và cũng không tốn nhiều chi phí thực hiện.
Sâu kẽ răng có thể được khắc phục bằng biện pháp trám răng hoặc bọc sứ
Khi tình trạng sâu sẽ nghiêm trọng và lỗ sâu lớn ảnh hưởng đến ngà răng, tuỷ răng thì bác sĩ thường áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Đương nhiên trước khi dùng mão sứ bao bọc cho răng thì bác sĩ sẽ xử lý loại bỏ sâu răng, nếu tuỷ gặp vấn đề thì sẽ được khắc phục trước khi phục hình.
Biện pháp này sẽ mất nhiều thời gian hơn do bệnh nhân cần thăm khám 2 - 3 lần để điều trị tuỷ ngăn viêm nhiễm trong các trường hợp sâu nặng. Đổi lại với các răng đã chữa tủy thì việc bọc sứ sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn, có tuổi thọ cao hơn.
Xem thêm:
Răng Sâu Tự Lành Có Được Không? Tự Lành Trong Giai Đoạn Nào?
Sâu Răng Có Bị Lan Sang Răng Khác Không?
Để phòng ngừa sâu kẽ răng thì chúng ta cần nuôi dưỡng các thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách như:
Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluor giúp chăm sóc men răng khỏe mạnh
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và chải răng nhẹ nhàng, chảy đều các mặt nhai, mặt bên và mặt trong răng
Có thể kết hợp sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng để lấy thức ăn thừa mảng bám trên răng an toàn
Súc miệng bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để giúp chăm sóc nướu răng, diệt khuẩn
Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả và hạn chế các thực phẩm cứng, nhiều đường, nước uống có gas, thức ăn có độ dẻo
Uống nhiều nước, và loại bỏ các thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay
Lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng để giúp ngăn ngừa các mảng bám tấn công gây sâu răng. Việc này cũng góp phần phát hiện sớm những răng bị sâu và khắc phục sớm không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tập thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng giúp phòng ngừa sâu kẽ răng
Sở hữu một hàm răng khỏe sẽ giúp ích cho việc ăn nhai và tiêu hoá của con người, từ đó bảo vệ sức khoẻ. Thêm vào đó răng thật khỏe luôn tốt hơn so với răng giả vì vậy hãy luôn chăm sóc theo các hướng dẫn từ chuyên gia để răng khỏe đẹp ngăn ngừa sâu bệnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về sâu kẽ răng và các dấu hiệu nguyên nhân gây nên tình trạng này. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã có thêm những dữ liệu hữu ích để có cách chăm sóc răng miệng tốt phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho bản thân và gia đình.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!