Hãy cùng Nha Khoa Thành An tìm hiểu về vấn đề răng sâu tự lành trong trường hợp nào? Tại sao và cần làm gì để phòng ngừa cũng như điều trị sâu răng.
DỊCH VỤ
Da bị trầy xước tổn thương có thể tự lành sau một thời gian ngắn nên nhiều người thắc mắc liệu rằng răng sâu có thể tự lành hay không. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề răng sâu tự lành trong trường hợp nào? Tại sao và cần làm gì để phòng ngừa cũng như điều trị sâu răng.
Trước khi tìm hiểu về việc răng sâu tự lành thì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sâu răng là gì. Sâu răng là tình trạng các tác nhân gây hại như mảng bám vi khuẩn tấn công làm tổn thương cấu tạo của răng dẫn đến các liên kết yếu dần.
Mức độ sâu răng có thể chuyển biến từ nhẹ đến nặng qua nhiều giai đoạn và nhiều thời gian. Ban đầu ở tình trạng nhẹ sau đó có thể lan dần vào bên trong phá vỡ liên kết gây đau nhức, dễ bị nứt vỡ, hình thành các lỗ sâu màu đen hay xanh.
Sâu răng là một quá trình có nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng
Xem thêm: Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Răng Sâu?
Sâu răng có thể chia thành nhiều giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào mức độ tấn công vào kết cấu của răng:
Đây là giai đoạn các mảng bám thức ăn vi khuẩn cao răng tấn công làm mất dần lớp khoáng bao bọc men răng. Lớp khoáng này là lớp màn bảo vệ men răng tự nhiên giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại nên khi mất đi sẽ làm men răng yếu đi dễ hình thành các lỗ nhỏ li ti.
Trong các giai đoạn sâu răng thì đây là giai đoạn duy nhất răng sâu tự lành được. Do lớp khoáng bảo vệ men răng có thể bị mất đi và tái tạo thông qua việc đánh răng bổ sung florua.
Khi lớp khoáng bảo vệ không được tái tạo tốn, men răng yếu dần và bị tấn công bởi vi khuẩn mảng bám sẽ bị hư hỏng mài mòn. Lúc này men răng sẽ xuất hiện các đốm vàng trắng loang lổ sau thời gian sẽ chuyển thành màu đen.
Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở mặt nhai của răng vì thường tiếp xúc nhiều với các loại thức ăn, axit.
Sâu sẽ tấn công dần theo cấu trúc răng từ ngoài vào
Sau khi tấn công men răng thì sâu răng có thể tiếp tục “bành trướng” và tấn công sâu hơn đến phần ngà răng. Ngà răng so với men răng sẽ mềm hơn và nhạy cảm hơn do có chứa các ống thần kinh tuỷ.
Đến đây thì tình trạng sâu răng bắt đầu chuyển biến nặng có thể gây đau nhức ê buốt khi ăn uống.
Giai đoạn sâu tủy răng hay còn gọi là viêm tuỷ do các vi khuẩn tấn công đến ống tuỷ gây sưng viêm đau buốt nghiêm trọng. Lúc này những cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng và nếu không điều trị sẽ dẫn đến hư hỏng răng nặng hơn và nhiều nguy cơ khác.
Tủy răng chứa ống thần kinh mạch máu nuôi dưỡng răng nên khi tủy răng không còn hoạt động răng sẽ mòn dễ vỡ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì vi khuẩn ăn sâu vào tuỷ và gây viêm nhiễm nặng, áp xe lợi, đau buốt lan xuống đến xương hàm.
Tìm hiểu thêm
Chúng ta thường hay được chia sẻ rằng răng là tế bào duy nhất mà cơ thể không thể tự tái tạo được. Vì vậy răng sâu tự lành là khái niệm mà rất nhiều người tranh cãi và cho rằng không thể xảy ra.
Thực tế điều này hoàn toàn chính xác bởi nếu răng của chúng ta bị tổn thương sâu bên trong cấu trúc thì không thể tự lành. Ngược lại, khi sâu răng càng vào sâu trong kết cấu răng thì mức độ phục hồi càng thấp và càng gần nguy cơ mất răng.
Răng sâu tự lành trong trường hợp lỗ sâu li ti mới xuất hiện trên men răng
Tuy nhiên không vì vậy mà chúng ta nói sâu răng không thể tự lành đâu nhé. Nếu sâu răng mức độ nhẹ mới phát sinh ở phần lớp khoáng men răng chỉ là các đốm li ti thì khả năng tự lành vẫn vô cùng cao.
Khả năng tái khoáng tốt sẽ hỗ trợ lớp men răng bao bọc bảo vệ răng được phục hồi và lỗ sâu không thể mở rộng. Với các trường hợp sâu răng mức độ nặng hơn đến phần tiếp giáp giữa men răng, ngà răng thì cần có các biện pháp can thiệp của nha sĩ để ngăn chặn sâu răng lan rộng hơn.
Răng sâu tự lành chỉ xảy ra ở mức độ các lỗ sâu nhỏ li ti mới xuất hiện ở phần men răng. Còn lại tất cả các giai đoạn sâu răng khác đều cần được chữa trị sớm để không làm tình trạng này nặng hơn.
Tuỳ theo mức độ răng sâu mà chúng ta có các cách xử lý và chữa trị khác nhau. Nếu như răng bị sâu men răng và ngà răng phát hiện sớm bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và trám hàn phục hình răng.
Nếu tình trạng răng sâu nặng hơn gây viêm tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy sau đó làm sạch phần sâu và phục hình. Bước này có thể bác sĩ sẽ hàn trám để phục hình hoặc bọc sứ để bảo vệ răng trong trường hợp răng quá yếu.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là răng sâu chết tủy tạo thành các ổ viêm không thể bảo tồn thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để điều trị ổ viêm. Lúc này răng thật sẽ mất đi và ảnh hưởng đến việc ăn nhai sau này nên có thể bạn sẽ được hướng dẫn các phương án thay thế răng thật.
Răng sâu tự lành ở mức độ nặng là không thể xảy ra mà cần được hàn trám
Răng sâu không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Vậy nên chúng ta cần chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ càng để phòng ngừa sâu răng. Nên đánh răng 2 ngày mỗi lần với kem đánh răng chứa flour, sử dụng chỉ nha khoa, khám răng định kỳ và hạn chế ăn các thực phẩm gây hại cho răng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An. Hy vọng qua những chia sẻ về vấn đề răng sâu tự lành và các giai đoạn sâu răng có thể giúp bạn hiểu thêm về cách chăm sóc bảo vệ răng miệng để luôn có nụ cười xinh đẹp khỏe mạnh.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!