DỊCH VỤ
Men răng, một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng, có thể trở nên yếu và dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm bị ê buốt.... Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và băn khoăn về cách giải quyết tình trạng men răng yếu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những phương pháp hiệu quả để khắc phục men răng yếu. Hãy cùng tham khảo nhé!
Men răng là lớp ngoài cùng, phủ bên ngoài răng, chứa hàm lượng chất khoáng cao và là thành phần cứng nhất trong cơ thể chúng ta. Men răng có thể màu trắng xám, vàng nhạt hoặc hơi xanh ở viền răng.
Men răng được ví như “chiếc áo” bảo vệ răng, giúp ngà răng và tủy răng không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, nhiệt độ hay ngoại lực. Men răng rất khó bị vỡ bể, tuy nhiên, nó lại dễ bị bào mòn trong môi trường axit. Và khi đã bị bào mòn thì khó phục hồi và không tái tạo lại được.
Một điều thú vị khác về men răng chính là bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Ba mẹ có men răng khỏe thì sẽ di truyền sang con, tức là men răng của con cũng sẽ khỏe. Ngoài ra, độ dày của men răng không đều trên thân răng, dày nhất ở phần đầu răng và mỏng nhất ở phần cổ răng.
Men răng là “lớp áo” phủ bên ngoài răng, có tác dụng bảo vệ ngà răng và tủy răng trước vi khuẩn, nhiệt độ, ngoại lực
Biết được men răng là gì, vậy thì nguyên nhân khiến khiến men răng yếu là do đâu?
Nguyên nhân hàng đầu khiến men răng bị yếu là do tuyến nước bọt hoạt động kém, miệng luôn trong tình trạng khô. Các axit của thực phẩm tồn đọng trên men răng không được dung hòa. Ngoài ra, các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,… cũng khiến men răng bị suy yếu dần.
Trong một số trường hợp, tình trạng men răng yếu còn xuất phát từ các bệnh lý về tiêu hóa hay di truyền. Theo đó, những người bị trào ngược axit dạ dày thực quản, thiếu canxi, thiếu dinh dưỡng, tan máu bẩm sinh,… sẽ có men răng yếu hơn bình thường.
Có thể bạn có men răng khỏe bẩm sinh, tuy nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày, nếu duy trì những thói quen xấu như nghiến răng, vệ sinh răng miệng kém, đánh răng sai cách,… thì cũng sẽ khiến men răng bị bào mòn và suy yếu.
Đặc biệt, chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhiều đường, carbohydrate và axit hay nhai cắn vật cứng cũng là nguyên nhân làm lớp men bảo vệ răng bị suy yếu và gia tăng nguy cơ sâu răng, mất răng.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Aspirin, Histamin, thuốc Flour,… trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân làm suy yếu men răng. Cùng với đó, việc điều trị nha khoa ở các cơ sở kém chất lượng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với lớp men răng này.
Tình trạng men răng yếu có thể do các phần tử trong cơ thể hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày
Tìm hiểu thêm
Không khó để nhận biết men răng yếu thông qua các dấu hiệu điển hình sau.
Dưới đây là những hình ảnh men răng yếu, cần được điều trị kịp thời để phòng tránh biến chứng.
Men răng yếu, xuất hiện các đốm màu trắng sữa và vệt vàng trên bề mặt răng
Bề mặt men răng nhám sần, không bóng và trong như bình thường
Men răng mòn và yếu ở phần đầu răng
Men răng mòn và yếu ở mặt trong răng
Hình ảnh men răng yếu ở trẻ em, dễ gây mất răng sữa sớm
Để phục hồi men răng yếu, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau.
Cách phòng ngừa men răng yếu đơn giản nhất là duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học, cụ thể như sau.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết cách phục hồi và phòng ngừa tình trạng men răng yếu. Nếu có nhu cầu thăm khám, điều trị hoặc thực hiện niềng răng chỉnh nha/ răng sứ thẩm mỹ...., đừng quên liên hệ đến Nha khoa Thành An để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!