Răng hàm là một trong những chiếc răng có nguy cơ sâu cao vì vị trí hình dạng đặc thù. Vậy khi răng hàm bị sâu có nên nhổ hay không? Có cách nào điều trị sâu răng hàm hiệu quả? Cùng bật mí rõ hơn về răng hàm bị sâu qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Răng hàm còn được biết đến là răng cấm hay răng cối là những chiếc răng nằm ở vị trí số 6 và 7 trong cung hàm tính từ ngoài vào trong. Răng hàm bao gồm tổng cộng 8 chiếc, 4 chiếc ở hàm dưới và 4 chiếc ở hàm trên với vai trò "cối xay" thức ăn chính trên cung hàm.
Đây là những chiếc răng có kích thước lớn, thân răng phình to, mặt nhai rộng và nhiều khe rãnh. Răng hàm có cấu trúc tương tự các răng khác bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng.
Răng hàm hay răng cấm là các răng ở vị trí số 6, 7 trên cung hàm
Tuy nhiên về cấu tạo thì răng cối lớn này có thể có nhiều chân hơn so với các răng khác và kết nối mật thiết với dây thần kinh. Mỗi chiếc răng số 6, số 7 có thể có từ 3 - 4 chân răng nhiều hơn 1 - 2 chân so với các răng khác như răng nanh, răng tiền hàm hay răng cửa.
Sâu răng hàm là một hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều người ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Và số với sâu răng khác thì sâu răng cấm khiến chúng ta phải lo lắng nhiều hơn vì có nhiều ảnh hưởng.
Lý do khiến răng hàm dễ bị sâu là bởi vai trò, cấu tạo và vị trí của răng hàm có tính đặc thù riêng. Đây là những chiếc răng phụ tránh nghiền nhuyễn thức ăn trong khoang miệng, cần nhiều lực để xé thức ăn.
Chính vì vậy mà đây là răng tiếp xúc thường xuyên và liên tục với đủ loại thức ăn, đặc biệt là thức ăn giòn cứng. Để thích ứng với vai trò của mình những chiếc răng cấm có kích thước phình to, mặt nhai rộng nhiều rãnh nhằm giúp ích cho việc làm nhuyễn thức ăn.
Sâu răng hàm có tỉ lệ cao là do cấu tạo và chức năng của răng hàm
Xem thêm:
Răng Trong Cùng Hàm Dưới Bị Sâu Có Nguy Hiểm Không?
Trồng răng hàm bị sâu giá bao nhiêu
Tuy nhiên cũng vì vậy mà răng sẽ dễ bị bào mòn, dễ bị nhét thức ăn vào khe rãnh và nếu không được làm sạch tốt thì nguy cơ sâu răng sẽ không thể tránh khỏi. Thêm vào đó vị trí răng hàm nằm sâu bên trong nên việc nhận biết các dấu hiệu sâu răng hàm sớm rất khó.
Điều này làm việc điều trị răng sâu thường muộn khi răng đã bị tổn thương nặng mới phát hiện nên có nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Sâu răng hàm có thể được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Đây là giai đoạn sâu răng khó phát hiện nhất vì vi khuẩn chỉ mới làm mòn lớp khoáng men răng. Men răng không có dây thần kinh cảm giác nên không cảm nhận được đau đớn khi vi khuẩn tấn công.
Chúng ta chỉ có thể phát hiện khi bề mặt răng hình thành các đốm đen trắng thông qua việc quan sát tỉ mỉ.
Sau khi tấn công men răng thì vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập vào phần cấu trúc ngà răng. Ngà răng nhạy cảm hơn so với men răng nên có thể cảm nhận được ê buốt và đau nhức do sâu răng gây ra.
Sâu răng hàm cũng đi qua nhiều giai đoạn từ men răng đến tủy răng
Khi vi khuẩn tiếp tục xâm lấn vào sâu trong cấu trúc của răng sẽ làm tổn thương buồng tủy. Lúc này những cơn đau nhức là vô cùng khủng khiếp dây dẳng và nếu không điều trị thì sẽ đối mặt với tình trạng viêm tủy.
Đây là giai đoạn mà tủy răng đã bị tổn thương gần như kiệt quệ gây ra tình trạng viêm buồng tủy và dẫn đến chết tủy. Điều này đồng nghĩa với việc răng không được nuôi dưỡng và còn tồn tại các nguy cơ nha chu, áp xe răng, nhiễm trùng cuống răng, hoại tử,...
Khi sâu răng hàm đến giai đoạn 4 tức chết tủy nhưng không được điều trị ngay dẫn đến các nguy cơ viêm nhiễm, áp xe răng, chân răng lung lay,... Thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải nhổ răng.
Việc nhổ răng cấm vừa có mức độ nguy hiểm cao do chứa nhiều dây thần kinh, bên cạnh đó còn nhiều hệ lụy khác bắt buộc phải trồng răng. Vì vậy nếu răng hàm bị sâu bạn nên có biện pháp điều trị sớm để không dẫn đến nguy cơ mất răng.
Nhổ răng hàm bị sâu là lựa chọn cuối cùng khi không thể điều trị bảo tồn, còn các trường hợp còn lại thì vẫn có nhiều cách chữa sâu răng hàm để khắc phục. Trong đó điều trị sâu răng phổ biến nhất là cách biện pháp:
Điều trị sâu cho răng hàm bằng Florua
Khi sâu răng ở mức độ nhẹ tức sâu men răng thì bác sĩ có thể dùng Florua để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dùng Florua để quét lên các rãnh sâu mới xuất hiện hoặc dùng dưới dạng súc miệng.
Điều trị bằng cách trám răng
Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các vết sâu trên răng cho bệnh nhân. Sau đó sẽ dùng các vật liệu trám để trám bít lỗ sâu ngăn không cho vị khuẩn xâm nhập tái phát.
Cách trám răng sẽ thích hợp trong các trường hợp răng sâu men, sâu ngà, lỗ sâu nhỏ,... Các lỗ sâu lớn thì việc trám răng vẫn được nhưng có độ bền kém hơn vì dễ bị rơi rớt ra do mảnh trám quá lớn.
Điều trị bằng cách chữa tủy bọc sứ
Răng hàm sâu nặng hơn gây viêm tủy thì sẽ áp dụng biện pháp chữa tủy và bọc sứ cho răng. Tủy viêm sẽ được làm sạch trước khi sử dụng vật liệu và mão sứ để phục hình răng như ban đầu.
Phương pháp bọc sứ cũng được áp dụng trong các trường hợp răng hàm sâu bị vỡ lớn để giúp phục hình răng tốt hơn.
Sâu răng hàm có thể được khắc phục bằng cách bọc sứ hoặc trám răng
Trên đây là những thông tin chia sẻ về răng hàm bị sâu và những giai đoạn chuyển biến của sâu răng. Hy vọng qua những chia sẻ từ bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An đã giúp bạn có thêm dữ liệu hữu ích cho mình.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!