TƯ VẤN BỞI CHUYÊN GIA
Đội ngũ bác sĩ Thành An
17 năm kinh nghiệm điều trị
5000+ ca chỉnh nha thành công
Tư vấn ngayĐeo thun liên hàm là một trong những thủ thuật phổ biến thường được áp dụng trong quá trình niềng chỉnh nha. Vậy tại sao cần đeo loại thun này? Có tác dụng như thế nào? Nên đeo thun ra sao? Hãy cùng tìm hiểu giải đáp những vấn đề này qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Đeo thun liên hàm là một trong những thủ thuật phổ biến thường được áp dụng trong quá trình niềng chỉnh nha. Vậy tại sao cần đeo thun liên hàm này? Có tác dụng như thế nào? Nên đeo thun ra sao? Hãy cùng tìm hiểu giải đáp những vấn đề này qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Đeo thun liên hàm là một kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha niềng răng nhằm tạo ra lực kéo vừa phải để điều chỉnh răng. Trong đó thun liên hàm là những chiếc thun cao su chuyên dùng trong nha khoa, có độ đàn hồi cao và được gắn kết nối từ hàm trên xuống hàm dưới.
Thực tế nhiều người chưa hiểu rõ thun liên hàm bởi khí cụ hỗ trợ này không xuất hiện xuyên suốt trong quá trình niềng răng. Thun liên hàm được đeo tại giai đoạn với vai trò nhất định và chỉ thường gặp ở phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống.
Tìm hiểu: Hướng dẫn đeo thun liên hàm tại nhà
Đeo thun liên hàm là một kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình niềng răng
Tác dụng của đeo thun liên hàm trong quá trình chỉnh nha đó là hỗ trợ tạo lực để kéo chỉnh răng đúng với khớp cắn. Khí cụ mắc cài dây cung có trách nhiệm kéo chỉnh răng về vị trí đúng nhưng chúng chỉ sắp xếp đúng theo hàng mà không chịu trách nhiệm cân đối hàm trên cùng hàm dưới.
Lúc này thun liên hàm sẽ được gắn vào vị trí mắc cài tương xứng giữa hàm trên và hàm dưới để canh chỉnh khớp cắn đều nhau. Các răng tương ứng ở hai hàm được kéo về vị trí chuẩn, cân đối và đúng khớp cắn.
Đeo thun liên hàm hỗ trợ kéo chỉnh răng và điều chỉnh khớp cắn
Những chiếc răng đặc biệt như răng khểnh, răng mọc lệch, răng không nằm đúng trên đường cung hàm, răng mọc lệch hẳn về một phía,... sẽ được kéo về nhờ sự giúp đỡ của thun liên hàm.
Đương nhiên để tạo được tác dụng này thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành gắn khí cụ như mắc cài, minivis thì thun mới có điểm trợ lực để kéo chỉnh.
Thun liên hàm có thể hỗ trợ tích cực cho người niềng răng nhưng không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng và cần đeo xuyên suốt. Giai đoạn đeo thun liên hàm sẽ được xác định cụ thể theo từng trường hợp bệnh nhân.
Thời điểm gắn thun liên hàm sẽ dựa trên tốc độ dịch chuyển của răng, tình trạng răng sai lệch, khớp cắn của mỗi người. Do vậy trong thực tế có người sẽ cần đeo dây chun liên hàm ngay khi vừa gắn khí cụ mắc cài dây cung và cũng có người đã chỉnh nha 4 - 5 tháng mới đeo.
Giai đoạn đeo thun liên hàm ở mỗi trường hợp niềng răng là khác nhau
Ví dụ cụ thể hơn chính là trường hợp niềng răng có răng mọc ngầm thì thun liên hàm sẽ xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên. Ngược lại các trường hợp răng sai lệch không quá lớn thì thường sẽ được đeo ở giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng.
Thế nên để xác định khi nào cần đeo dây chun liên hàm hỗ trợ phải có sự hỗ trợ kiểm tra chính xác từ bác sĩ. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An.
Thun liên hàm là một loại dây chun tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò quan trọng giúp ích cho quá trình niềng chỉnh nha. Để thun liên hàm phát huy tác dụng tuyệt vời của mình thì người sử dụng cần chú tâm lưu ý khi đeo thun liên hàm. Trong đó bao gồm những vấn đề như sau:
Bạn cần chú ý đảm bảo thời gian đeo thun tối thiểu mỗi ngày 12 tiếng để đạt hiệu quả kéo chỉnh như mong muốn. Thông thường để đạt kết quả cao thì các bác sĩ khuyên rằng bạn nên đeo liên tục chỉ tháo ra khi vệ sinh và ăn uống.
Thun liên hàm cần được thay mới để đảm bảo độ đàn hồi mỗi ngày khoảng 2 - 3 lần. Nên mang theo nhiều thun bên người để có thể thay thế khi cần.
Khi bảo quản lưu trữ thun cần đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nước và tránh ánh sáng mặt trời. Khi đeo hoặc tháo thun liên hàm cần vệ sinh tay sạch sẽ vệ sinh. Nên vệ sinh răng miệng sạch mỗi ngày với dụng cụ vệ sinh chuyên dụng tránh làm thun bị ố vàng.
Sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh nhân đang niềng răng cần đeo thun liên hàm cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để tự thay thế tại nhà. Chú ý không dùng lực kéo thun quá căng trước khi đeo gắn vào mắc cài, có thể nhìn vào gương để quan sát để gắn thun vào đúng vị trí.
Không được tự ý dùng 2 hoặc nhiều thun cùng lúc tại một vị trí vì sẽ gây hại cho chân răng. Không được há miệng quá to khi đeo thun vì làm thun không còn đủ độ co giãn đàn hồi, thun cũng có thể bị đứt và rơi vào trong miệng.
Khi ăn uống vệ sinh răng miệng nên gỡ thun ra ngoài để không bị vướng, đứt và ăn uống vệ sinh dễ dàng hơn.
Tham khảo:
Khi đeo thun liên hàm cần chú ý thao tác chuẩn, thời gian đủ và vệ sinh sạch sẽ
Bác sĩ sẽ hướng dẫn thao tác đeo thun cho bệnh nhân trước đó và bạn cần chú ý để thực hiện theo. Tuyệt đối không cố gắng kéo giãn thun khi gắn vào khí cụ cũng như khi sử dụng để tránh mất tác dụng.
Quá trình kéo chỉnh răng bằng cách đeo dây thun liên hàm có hiệu quả nên hiện tượng đau nhức khó chịu là hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này nếu xác định cơn đau nhức ở mức không quá lớn, có thể chịu đựng thì là hiện tượng bình thường và bạn nên tập quen.
Không nên tháo gỡ lúc này vì chỉ khiến thời gian niềng răng bị kéo dài thêm do răng chưa về đúng vị trí. Mặc khác nếu cơn đau đớn bất thường thì thì bạn cần đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp, an toàn tránh gây hại cho răng.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của việc đeo thun liên hàm và những vấn đề cần lưu ý khi đeo. Qua những thông tin này Nhakhoathanhan.vn hy vọng bạn đã có thêm những dữ liệu thú vị và có thể ứng dụng chuẩn xác khi cần thực hiện giai đoạn ứng dụng khí cụ này.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!