Trám răng là một phương pháp hiệu quả để khắc phục các vấn đề như sâu răng, răng nứt, vỡ và cung cấp sự bảo vệ cho răng. Tuy nhiên, một trong những lo ngại phổ biến là liệu trám răng rồi có bị sâu lại không? Đây là một vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm. Để có được câu trả lời chi tiết nhất, mời bạn cùng Nha Khoa Thành An theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Trám răng là một phương pháp phổ biến trong nha khoa, sử dụng các loại vật liệu như composite, amalgam và sứ để điều trị các tổn thương do sâu răng gây ra. Quá trình này là phục hồi hình dạng và chức năng của răng, đồng thời cải thiện thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại.
Mặc dù trám răng mang lại nhiều lợi ích, nhưng vẫn có những lo ngại về tình trạng trám răng rồi có bị sâu lại không thì "CÓ THỂ" vì tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, cần đi thăm khám định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Trám răng rồi có bị sâu lại không
Tìm hiểu thêm
Trám răng thẩm mỹ Style Italiano phục hồi tình trạng răng thưa sứt mẻ HIỆU QUẢ
Nguyên nhân khiến răng trám bị sâu lại là một vấn đề quan trọng cần được hiểu rõ để ngăn chặn hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa đóng vai trò quan trọng trong quá trình trám răng. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật và loại bỏ hoàn toàn phần mô răng bị tổn thương, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển trong vùng đó, gây sâu răng lại.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là bác sĩ chưa lấy hết tủy răng, vi khuẩn vẫn âm thầm phát triển ở bên trong, phá hủy cả ngà răng và tủy răng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức kéo dài, dễ hỏng răng sớm dù vết trám bên ngoài vẫn còn nguyên.
Nguyên nhân khiến răng trám bị sâu lại
Việc không vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến vi khuẩn và thức ăn tích tụ, tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Thói quen vệ sinh răng không đúng cách, sử dụng tăm nhọn cũng có thể làm hỏng vật liệu trám.
Thực phẩm chứa nhiều đường, đồ quá cứng, quá chua, hoặc quá nóng lạnh sẽ làm hỏng vật liệu trám, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng.
Ngoài thắc mắc trám răng có bị sâu lại không thì việc xử lý khi răng trám bị sâu sẽ khá phức tạp và đòi hỏi sự can thiệp kịp thời từ bác sĩ nha khoa. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến để giải quyết tình trạng trám răng rồi bị sâu lại hiệu quả nhất.
Đây là phương pháp được áp dụng khi tổn thương từ sâu răng là nhẹ và vết trám bị hở. Bác sĩ sẽ tháo mối trám cũ, vệ sinh vùng miệng và làm sạch ổ viêm nhiễm trước khi trám lại. Việc này giúp bảo vệ răng gốc và ngăn ngừa sự tái phát của sâu răng.
Trám lại răng
Trong những trường hợp tổn thương răng nghiêm trọng, khi tủy bị phá hủy hoàn toàn, việc bọc răng sứ là một phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ loại bỏ ổ sâu răng và mài răng thật để làm trụ. Sau đó, họ sẽ lấy dấu răng để làm mão sứ, một vật liệu cứng chắc và trơn bóng, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và bảo tồn răng gốc.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương của răng và sự khuyến khích của bác sĩ nha khoa.
Bọc răng sứ để khắc phục tình trạng trám răng bị sâu
Răng trám bị sâu lại là điều không ai mong muốn bởi nó vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa tốn kém chi phí điều trị lại. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, bạn cần lưu ý một số mẹo sau đây.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã trả lời được thắc mắc về “trám răng rồi có bị sâu lại không?”. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị răng miệng thì hãy liên hệ với nha khoa Thành An ngay. Chúng tôi tự hào là địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng nhất hiện nay trên thị trường cho khách hàng. Hãy gọi ngay hotline để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!