Quy Trình Trám Răng Sâu Như Thế Nào? Có Đau Không?

Quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào? Có đau không? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết dưới đây để yên tâm khi lựa chọn.

Trám răng là một trong những phương pháp điều trị răng sâu được ưa chuộng phổ biến hiện nay vì vừa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm. Vậy quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào? Có đau không? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết dưới đây để yên tâm khi lựa chọn.

1. Trám răng sâu là gì?

Trám răng hay còn được gọi là hàn răng một kỹ thuật trong nha khoa chuyên dùng để phục hình cho phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này sử dụng vật liệu trám nhân tạo để bổ sung cho phần mô răng bị mất đi do sâu hay do gãy vỡ.

Trám răng sâu là biện pháp trám răng được ứng dụng để hỗ trợ các răng sâu được phục hình đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ. So với trám răng thông thường, trám răng bị sâu cần nhiều công đoạn kỹ thuật hơn nhằm xử lý các vết sâu.

trám răng sâu

Trám răng sâu là kỹ thuật điều trị răng sâu bằng vật liệu trám

=> Xem thêm: Sâu Răng Có Bị Sốt Không? Sốt Do Sâu Răng Có Nguy Hiểm Không?

2. Quy trình trám răng sâu như thế nào?

So với các phương pháp hay kỹ thuật chỉnh nha khác thì trám hàn sâu răng là một kỹ thuật đơn giản, không mất nhiều thời gian. Quy trình trám răng sâu có thể diễn ra với các bước như sau:

  • Bước 1: Làm sạch răng vết sâu

Bước đầu tiên trong quy trình trám sâu răng chính là làm sạch răng miệng, loại bỏ vụng thức ăn và cao răng, tiếp đó là làm sạch vết sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ để tiến hành mài và vét sạch các vết sâu tối màu trên răng.

Bước này sẽ cần sự tỉ mỉ cẩn thận của nha sĩ để giúp vết sâu được lấy sạch hoàn toàn hạn chế sâu răng tái phát.

  • Bước 2: Tiến hành trám răng

Sau khi vết sâu được được làm sạch bằng mũi khoan thì bác sĩ sẽ sử dụng keo kết dính sau đó rửa và thổi sạch lỗ sâu. Tiếp đó vật liệu trám sẽ được đặt vào lỗ sâu và chiếu đèn laser để đông cứng.

  • Bước 3: Điều chỉnh răng trám

Bước cuối cùng trong quy trình trám răng chính là hiệu chỉnh vết trám và loại bỏ vật liệu trám dư thừa. Răng trám sẽ được đánh bóng để bệnh nhân không bị cộm hay khó chịu.

trám răng sâu

Làm sạch, trám và chỉnh là những bước cơ bản để trám răng sâu

=> Xem thêm: Niềng Răng Có Hiệu Quả Không? Nên Lựa Chọn Dịch Vụ Niềng Răng Ở Đâu Uy Tín?

3. Trám răng sâu có đau không?

Trám răng sâu có đau không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc lo lắng khi muốn thực hiện phương pháp điều trị sâu răng này. Việc trám răng thông thường sẽ không gây đau nhưng với trường hợp răng sâu sẽ có thể bị đau buốt hay ê trong một vài trường hợp.

Các trường hợp này chính là đại điện cho các giai đoạn sâu răng, nếu sâu răng ở giai đoạn nhẹ tức ở phần men răng thì việc trám sẽ không hề đau đớn. Ngược lại nếu sâu răng đã tiến sâu đến cấu trúc ngà răng và tủy răng thì sẽ có thể gây ê buốt, và đau hơn khi cần điều trị tuỷ.

Tuy nhiên trong trường hợp bác sĩ nhận thấy việc điều trị gây đau cho bệnh nhân thì bạn sẽ được sử dụng thuốc tê. Thông qua tiêm hoặc thoa tê cục bộ để tiến hành trám răng sẽ không làm bạn cảm thấy đau.

4. Khi nào cần trám răng bị sâu?

Khi bị sâu răng và nhận thấy các dấu hiệu răng đang bị sâu là lúc bạn nên đến ngay nha sĩ để điều trị trám hàn răng cho mình. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng sâu răng chuyển biến nặng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

trám răng sâu

Khi răng có dấu hiệu sâu là lúc nên trám răng để điều trị

Những dấu hiệu cho thấy bạn nên đến thăm khám nha sĩ và thực hiện trám răng có thể kể đến như:

  • Răng xuất hiện các vết nâu đen, tối màu lốm đốm

  • Răng bị vỡ mẻ, bị giắt thức ăn gây ra tình trạng hôi miệng

  • Răng đau bất chợt, có cảm giác ê buốt khi ăn thực phẩm nóng lạnh

  • Răng xuất hiện các lỗ dò

  • Tình trạng đau nhức răng, sưng viêm nướu

Răng bị sâu sẽ chia theo giai đoạn, phát hiện càng sớm thì việc điều trị trám răng càng dễ dàng và ít gây đau đớn khó chịu hơn. Đặc biệt răng sâu càng nặng sẽ càng yếu đi thì biện pháp trám răng cũng không thể hỗ trợ tốt, lỗ sâu lớn mảnh trám không thể bám chắc vào răng, dẫn đến tuổi thọ kém, dễ rơi rớt.

5. Chi phí trám răng có đắt không?

Chi phí trám răng sâu không quá cao có thể dao động từ 150.000đ - 300.000đ mỗi răng. Nếu răng sâu nặng tổn thương đến tủy răng cần phải điều trị chữa tủy thì sẽ cần thêm chi phí này.

6. Lưu ý khi thực hiện trám răng

6.1. Lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện

Trám răng sâu tuy là một kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng bạn cũng nên lựa chọn nơi uy tín thực hiện để đảm bảo hiệu quả trám răng. Trong đó tuổi thọ vết trám cùng vết sâu được làm sạch, răng trám thẩm mỹ, ăn nhai bình thường là những yêu cầu cơ bản để đánh giá chất lượng trám răng.

6.2. Lựa chọn vật liệu trám

Vật liệu trám sẽ quyết định độ bền của răng, chi phí trám răng, thẩm mỹ răng sau khi trám và đặc biệt là phản ứng với vật liệu trám. Vật liệu trám răng hiện nay có nhiều loại khác nhau trong đó phổ biến là composite, amalgam, sứ, vàng, GIC,...

Mỗi vật liệu sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau nhưng hiện nay composite là vật liệu được ưa chuộng nhất. Vật liệu này có giá cả phải chăng, thực hiện trám răng nhanh chóng, có độ bền chỉ khoảng 5 năm.

trám răng sâu

Lựa chọn vật liệu trám răng sâu là một trong những điều nên lưu 

Màu composite tương thích với màu răng nên rất tự nhiên đảm bảo thẩm mỹ hơn so với các vật liệu như amalgam hay vàng. Tuy nhiên mảng trám sẽ rất dễ bị rơi ra trong trường hợp lỗ sâu lớn nên thường chỉ được khuyến khích áp dụng trong trường hợp lỗ sâu nhỏ.

6.3. Trám răng sâu kém bền trong nhiều trường hợp

Khi trám răng sâu bạn nên hiểu rằng phương pháp này sẽ kém bền trong các trường hợp như lỗ sâu lớn, răng sâu nặng dẫn đến chữa tuỷ và yếu đi,... Trong các trường hợp này thì răng sẽ giòn nên thường được khuyến khích bọc sứ để tăng cường bảo vệ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về quy trình trám răng sâu diễn ra với các bước như thế nào, chi phí và những điều cần lưu ý khi thực hiện. Hy vọng qua bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An đã giúp bạn có thêm dữ liệu hữu ích cho mình.

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn