Cấu Tạo Của Răng Khôn (Răng Số 8) Bao Gồm Những Phần Nào

​​​​​​​Việc nhổ răng khôn được xem là khó khăn hơn so với những chiếc răng thông thường khiến nhiều người thắc mắc không biết cấu tạo răng khôn ra sao. Cùng Nha Khoa Thành An tìm hiểu ngay về cấu tạo răng số 8 đặc biệt này qua bài viết dưới đây.

Răng số 8 là chiếc răng “sinh sau đẻ muộn” lại được ưu ái với cái tên khác hẳn những chiếc răng còn lại là răng khôn. Vậy răng khôn tại sao tại đặc biệt, phải chăng là do cấu tạo răng khôn cùng tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết này.

1. Các bộ phận cấu tạo nên răng khôn

Các bộ phận cấu tạo răng khôn cũng tương tự như các chiếc răng bình thường bao gồm chân răng, thân răng và cổ răng. Mỗi một bộ phận có vai trò chức năng riêng để tạo thành một chiếc răng khôn hoàn chỉnh.

1.1. Chân răng khôn

Chân răng là thành phần nằm sâu trong xương ổ răng và dược bao phủ bởi lợi. Đặc điểm của bộ phận này là trụ cột kết nối giữa các dây thần kinh tủy để nuôi răng, đồng thời giúp răng đứng vững trong khung hàm.

Số chân răng khôn có thể dao động từ 2 - 4 răng ở mỗi người và tùy theo vị trí răng khôn ở hàm trên hay hàm dưới. Hàm dưới thường có chân răng là 3 đôi khi đặc biệt có thể là 4, chân răng khôn càng nhiều thì khi có ý định nhổ sẽ càng khó khăn hơn, phải thực hiện việc cưa răng hay tiểu phẫu.

cấu tạo răng khôn

Bộ phận cấu tạo răng khôn bao gồm chân răng, cổ răng và thân răng

1.2. Cổ răng khôn

Bộ phận cấu tạo răng số 8 này là bộ phận nối giữa chân răng và thân răng, là vị trí tiếp giáp dễ gặp các vấn đề về việc sâu răng. Phần cổ răng tiếp giáp giữa nướu và thân thường khó vệ sinh, răng số 8 lại mọc sâu bên trong dẫn đến tình trạng cao răng bám làm mòn cổ răng, hư răng.

1.3. Thân răng khôn

Thân răng bao gồm tất cả phần răng phía trên lợi, có nhiều múi răng, chắc khỏe và có thể quan sát bằng mắt thường. Đây là phần thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn, vi khuẩn nên dễ bị sâu răng. Khác với các loại răng khác có chức năng phát âm, xé nhỏ thức ăn hay nghiền nhuyễn. Răng số 8 vì có vị trí quá sâu nên không có chức năng riêng biệt gì, đôi khi chỉ hỗ trợ răng hàm cùng nghiền nhuyễn thức ăn.

Như vậy về các bộ phận cấu tạo răng số 8 cũng không khác gì so với răng thường, có cấu tạo khá tương tự với răng hàm. Nhưng vì vị trí và thời gian xuất hiện đặc biệt, chắc khỏe nhưng cũng dễ bị sâu hơn, đặc biệt đôi khi còn mọc ngang ngược nên mới có tên là răng khôn.

Tìm hiểu thêm

Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không

Khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn

2. Giải phẫu cấu tạo răng khôn trên mặt cắt

Thành phần cấu tạo răng khôn cũng tương tự như các chiếc răng thông thường với các bộ phận như:

  • Men răng: Là lớp men bao bọc cho thân răng, có độ cứng cao giúp bảo vệ răng, tạo độ rắn chắc. Tuy nhiên nó dễ bị tổn thương trong môi trường axit làm men răng bị mòn và yếu dần.
  • Ngà răng: Là thành phần liền kề với men răng, có vai trò phát tín hiệu nhận biết nhiệt độ, môi trường và mùi vị. Ngà răng là phần có khối lượng lớn nhất trong răng 8, cũng có khả năng bị axit ăn mòn nhanh nhất, gây ra tình trạng ê buốt nếu bị tổn thương.
  • Tủy răng: Tủy răng là phần được bao bọc sâu bên trong răng bởi men răng và ngà răng. Tủy răng bao gồm các mạch máu nhỏ và dây thần kinh tủy với chức năng nuôi sống răng và nhận biết cảm quan từ bên ngoài.

cấu tạo răng số 8

Thành phần cấu tạo răng khôn bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng

Xem ngay: Dịch vụ nhổ răng khôn

3. Cấu tạo răng số 8 khác biệt do đâu?

Cấu tạo răng số 8 bị cho là khác biệt bởi khi nhổ chiếc răng này thường gặp nhiều khó khăn. Nhưng song song đó lại có rất nhiều người thực hiện và cũng chẳng cần phải trồng răng như thông thường.

Thực tế những khác biệt này là do thời gian mọc răng khôn và vị trí mọc gây ra chứ không liên quan mấy đến cấu tạo của chiếc răng này. Bởi nó hoàn toàn giống với những chiếc răng hàm hay răng cửa có có bộ phận và thành phần cấu tạo như nhau.

cấu tạo răng khôn

Cấu tạo răng khôn chắc khỏe như răng hàm như có quá trình mọc đầy khác biệt

Răng khôn thuộc loại răng hàm có đặc tính khỏe để nhai nát thức ăn nhưng do mọc trễ trong độ tuổi dậy thì và thành niên nên thường dễ bị thiếu chỗ, dẫn đến tình trạng mọc ngầm hay mọc lệch cần phải nhổ bỏ.

Tổng hợp từ độ khỏe, độ chắc của răng hàm kết hợp cùng vị trí “tận cùng” trong khoang miệng đã dẫn đến việc nhổ bỏ gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là điều tạo nên sự khác biệt cho chiếc răng số 8 này.

Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo răng khôn bao gồm các bộ phận và thành phần chính giúp tạo thành và duy trì sự sống cho chiếc răng này. Bên cạnh đó là những điểm khác biệt của răng khôn so với các chiếc răng còn lại. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cho mình.

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn