Không đeo hàm duy trì là một trong những nguyên nhân làm chạy răng sau khi tháo niềng. Xong ở nhiều trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do đâu?

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Không đeo hàm duy trì là một trong những nguyên nhân làm chạy răng sau khi tháo niềng. Xong ở nhiều trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân răng vẫn bị chạy dù đeo hàm duy trì và cách xử lý khắc phục khi gặp phải qua bài viết dưới đây.

1. Lý do đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Tình trạng không đeo hàm duy trì làm răng bị dịch chuyển sau khi tháo niềng là vô cùng dễ hiểu. Dù được khuyến cáo rất nhiều nhưng nó cũng khá phổ biến ở nhiều trường hợp bệnh nhân.

Lúc này răng vừa được kéo chỉnh từ những vị trí sai lệch về đúng vị trí trên khung hàm đúng khớp cắn chưa thực sự ổn định. Hàm duy trì sẽ là khí cụ quan trọng giúp giữ răng và khớp cắn được cố định cũng như bảo vệ kết quả của thời gian niềng răng.

Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Răng Chạy

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do đâu?

Xong nhiều trường hợp bệnh nhân than phiền rằng đã làm theo hướng dẫn và đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng. Vậy nguyên nhân gây nên điều này có thể là một trong những lý do sau:

  • Hàm duy trì không tương thích với khớp cắn

Đây là một lý do có thể làm răng bạn bị chạy dù đã đeo hàm duy trì và chăm sóc theo hướng dẫn từ vệ sinh đến ăn uống. Nguyên nhân là do cơ sở nha khoa không uy tín thiếu chuyên môn, máy móc thiết bị cung cấp hàm duy trì có kích thước không tương ứng với thể trạng răng miệng của bệnh nhân.

Hàm duy trì phải được thiết kế đúng với cấu trúc và kích thước của cung hàm mới có thể giữ được răng cố định, không chạy về vị trí cũ. Nếu hàm duy trì quá lớn thì lực siết lỏng lẻo, không đủ lực để cố định răng.

Ngược lại, nếu hàm duy trì quá chật sẽ gây đau nhức và tổn thương nướu, lực siết quá nhiều cũng làm răng bị chen chúc đổ lệch.

Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Răng Chạy

  • Đeo hàm duy trì không đủ thời gian

Nếu đeo hàm duy trì nhưng không đủ thời gian quy định để giúp cố định răng thì chúng cũng sẽ di chuyển khiến bạn phải lo lắng. Thông thường thời gian phải đảm bảo từ 20 - 22 giờ mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả trong suốt thời gian đầu, sau 5  - 6 tháng ổn định hơn từ 7 - 9 ngày.

Trường hợp này thường phổ biến cho những ai sử dụng hàm duy trì tháo lắp. Vì khả năng tiện lợi dễ tháo lắp khi vệ sinh ăn uống nên nhiều người lựa chọn nhưng lại không thể tuân thủ quy tắc thời gian.

Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Răng Chạy

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do không đảm bảo thời gian

2. Cách khắc phục bị chạy răng khi đeo hàm duy trì

Khi đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thì bạn có thể căn cứ vào nguyên nhân gây nên để khắc phục chính xác. Đương nhiên việc khắc phục này không thể thiếu sự hỗ trợ của các y bác sĩ chỉnh nha chuyên môn cao uy tín để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

  • Làm lại hàm duy trì

Nếu nhận thấy đơn vị làm hàm duy trì cũ không đáng tin cậy, không đủ chuyên môn thì hãy tìm đến một đơn vị uy tín, hoặc bệnh viện chất lượng hơn. Đơn vị có đầy đủ các trang bị hiện đại để có thể thăm khám và kiểm tra chính xác tình trạng răng miệng để làm hàm duy trì phù hợp.

Chỉ có khi hàm duy trì tương thích phù hợp với cung hàm của bệnh nhân thì mới có thể duy trì hiệu quả niềng răng trước đó.

Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Răng Chạy

Để khắc phục chạy răng dù vẫn đeo hàm duy trì thì cần sự hỗ trợ của bác sĩ

  • Thăm khám bác sĩ

Đây là một việc hết sức cần thiết để biết độ mức độ chạy răng của bạn đang ở mức độ nào để đưa ra quyết định khắc phục. Nếu mức độ không thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen đeo hàm duy trì đủ thời lượng, đúng cách thì bắt buộc phải niềng răng lại.

3. Những lưu ý khi đeo hàm duy trì để răng không bị chạy

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là điều làm ai cũng bất ngờ và chẳng hề mong muốn. Để hạn chế hiện trạng này có thể diễn ra bệnh nhân nên có những lưu ý sau:

  • Thực hiện niềng răng và làm khí cụ tháo lắp ở nơi uy tín đủ chuyên môn máy móc và trang bị. Đặc biệt cần bác sĩ chuyên khoa có tay nghề tốt để đảm bảo hiệu quả của cả quá trình chỉnh nha.

  • Thực hiện đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về cách thức lẫn thời gian. Tối thiểu 20 - 22 giờ trong suốt các tháng đầu tiên sau khi tháo niềng. Nếu sợ quên thì có thể lựa chọn phiên bản hàm duy trì cố định để tránh tình trạng đeo thiếu giờ.

Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Răng Chạy

Đeo hàm duy trì cố định là cách hỗ trợ đeo hàm đủ thời gian quy định

  • Nên có một chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nhai, không cần nhai nhiều, không cứng, giòn,... để hỗ trợ sức khỏe răng miệng và tránh răng dùng lực nhai lớn dẫn đến xô lệch.

  • Nên thăm khám bác sĩ ít nhất mỗi tháng một lần sau khoảng thời gian tháo niềng răng. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể theo dõi mức độ đáp ứng của hàm duy trì và điều chỉnh ngay khi phát hiện có sự sai lệch.

  • Trong quá trình ăn uống vệ sinh, sinh hoạt nếu nhận thấy các tình trạng bất thường của răng, của lực siết hàm duy trì cần thăm khám ngay. Việc này sẽ hỗ trợ sớm cho việc khắc phục những khuyết điểm sau niềng và không mất nhiều chi phí để khắc phục.

Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Răng Chạy

Nếu chú ý và thực hiện theo những chia sẻ này bạn có thể hạn chế được tình trạng răng chạy sau niềng dù vẫn đeo hàm duy trì. Và quan trọng nhất là vẫn hãy tìm đơn vị nha khoa uy tín, chất lượng, đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ có tâm có tay nghề để hiệu quả chỉnh nha tối ưu, an toàn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An.

Trên đây là những chia sẻ về việc đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng làm ảnh hưởng đến kết quả của một thời gian kiên trì niềng răng. Qua những chia sẻ về lý do gây nên, cách khắc phục, lưu ý về tình trạng này hy vọng đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm tránh việc đáng tiếc xảy ra.

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn