Ê răng khi đeo hàm duy trì: Nguyên nhân - giải pháp

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Đeo hàm duy trì được cho là giải pháp tối ưu để gia tăng hiệu quả và tính thẩm mỹ sau khi niềng răng. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng ê răng khi đeo hàm duy trì. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng này?

I. Hàm duy trì và công dụng của hàm duy trì

Đối với những người niềng răng, hàm duy trì là khí cụ khá quen thuộc. Chúng được sử dụng ngay sau khi tháo niềng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao nhất. Bởi công dụng của hàm duy trì là cố định răng tại vị trí mới sau khi niềng.

Hiện có 3 loại hàm duy trì phổ biến là hàm duy trì cố định, hàm duy trì tháo lắp kim loại và hàm duy trì tháo lắp trong suốt. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm cũng như giá thành khác nhau. 

Trong đó hàm duy trì cố định có giá thành rẻ nhất, chuyên dùng cho người có răng và xương hàm yếu. Còn hàm duy trì tháo lắp kim loại và hàm duy trì tháo lắp trong suốt có giá thành cao hơn. 

Thường thì các nha sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn trong việc lựa chọn hàm duy trỉ sao cho phù hợp với tình trạng răng miệng và điều kiện tài chính. Kèm theo đó là thời gian cụ thể cho việc đeo hàm duy trì cho từng đối tượng khách hàng. Điều này nhằm mang đến hiệu quả chỉnh nha cao nhất và lâu dải. 

ê răng khi đeo hàm duy trì

Hàm duy trì - giải pháp tối ưu trong việc cố định răng chắc chắn tại vị trí mới sau khi chỉnh nha 

Tìm hiểu thêm

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không

Các loại hàm duy trì phổ biến nhất hiện nay

II. Vì sao bị ê răng khi đeo hàm duy trì?

Ê răng là tình trạng răng bị đau buốt và khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn, đặc biệt là thức ăn quá nóng, quá lạnh hay quá cứng. Đối với hiện tượng ê răng khi đeo hàm duy trì thì nguyên nhân có thể là do:

Hàm duy trì quá chặt, lực siết quá mạnh khiến các răng bị siết chặt vào nhau. Lâu dài làm răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị ê buốt khi có sự tiếp xúc với thức ăn, nước uống.

Ngoài ra, tình trạng ê buốt ở răng còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Đánh răng quá mạnh hoặc có thói quen nghiến răng, dẫn đến men răng bị mòn.
  • Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tính axit cao, làm mài mòn lớp men răng như trái cây chua, uống nước ngọt có ga,…
  • Tác dụng phụ của các phương pháp tẩy trắng răng như tẩy trắng bằng laser, dùng máng tẩy có thành phần làm trắng hydrogen peroxide.
  • Nướu, mô, niêm mạc bị viêm nhiễm.
  • Răng bị va đập dẫn đến sứt, mẻ,…

III. Ê răng khi đeo hàm duy trì thì phải làm sao?

Tình trạng ê răng khi đeo hàm duy trì hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào khác cũng đều gây khó chịu, đau buốt cho người bị. Vì thế, khi thấy có triệu chứng này, bạn cần đến nha khoa để nha sĩ kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân và có hướng xử lý. Đồng thời, áp dụng các biện pháp sau để khắc phục.

3.1. Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn để làm thuyên giảm tình trạng đau buốt, khó chịu.

ê răng khi đeo hàm duy trì

3.2. Sử dụng kem đánh răng giải mẫn cảm

Nha sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng các loại kem đánh răng đặc biệt dành cho răng nhạy cảm. Với thành phần giải mẫn cảm, chúng sẽ giúp bạn bớt bị ê buốt hiệu quả.

3.3. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là giải pháp giúp bạn phòng tránh và khắc phục hiệu quả các vấn đề về răng miệng, trong đó có ê răng khi đeo hàm duy trì. Hãy đánh răng nhẹ nhàng và cẩn thận để không phá hủy lớp men bảo vệ răng.

3.4. Chú ý trong vấn đề ăn uống

Cũng giống như niềng răng, việc đeo hàm duy trì cũng nên lưu tâm đến vấn đề ăn uống. Nên ăn thực phẩm mềm, loãng, dễ nhai, dễ nuốt. Đặc biệt là tránh xa các món ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay và cứng. 

ê răng khi đeo hàm duy trì

Để giải quyết vấn đề ê răng khi đeo hàm duy trì, cần tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ và đi tái khám đều đặn 

IV. Biện pháp phòng tránh ê răng khi đeo hàm duy trì

Để tránh bị ê răng khi đeo hàm duy trì, bạn cần lưu ý:

  • Đeo hàm duy trì đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Tháo ra và đeo vào cẩn thận, nhẹ nhàng. Với hàm duy trì cố định thì không nên đụng chạm vào nhiều. 
  • Thường xuyên vệ sinh hàm duy trì để tránh tích tụ vi khuẩn và mùi hôi, gây ra các vấn đề về răng miệng, trong đó có ê buốt và đau nhức.
  • Bảo quản hàm duy trì trong hộp kín chuyên dụng để ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. 
  • Tái khám theo lịch trình của nha sĩ để kịp thời phát hiện những sai sót và có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Ưu tiên thực phẩm phù hợp và tránh xa những loại thực phẩm kiêng kỵ cho người niềng răng, đeo hàm duy trì.

Thực tế thì ê răng khi đeo hàm duy trì hiếm gặp. Nhưng nếu bạn rơi vào sự cố này thì có thể tham khảo các thông tin trên đây để có cách xử lý và phòng tránh hiệu quả. 

https://nhakhoathanhan.vn/nieng-rang-la-gi/ niềng răng

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn