Gắn band răng là một trong những kỹ thuật mà hầu hết các ca niềng răng chỉnh nha đều cần thực hiện. Vậy tại sao phải gắn band niềng răng, gắn band để làm gì
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Gắn band răng là một trong những kỹ thuật mà hầu hết các ca niềng răng chỉnh nha đều cần thực hiện. Vậy tại sao phải gắn band niềng răng, gắn khí cụ này để làm gì, có đau không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về band niềng răng.
Band niềng răng hay còn được gọi là khâu là một khí cụ được làm bằng kim loại có hình vòng tròn hoặc hơi vuông để ôm sát vào thân răng. Đây là một khí cụ chỉnh nha cực kỳ cần thiết trong hầu hết các ca niềng răng do gắn band răng sẽ là một điểm tạo lực kết nối các khí cụ khác.
Khâu hay band thường được gắn vào các răng cối lớn, có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với răng của mỗi người. Nếu trường hợp không vừa với kích thước của răng bác sĩ sẽ đo mẫu và gửi lên labo để tạo mới.
Band hay khâu niềng răng là một khí cụ hữu ích hiệu suất quá trình niềng
Cấu tạo của band niềng răng ngoài một vòng tròn ôm thân răng thì còn thiết kế các đầu móc phía ngoài, các ống phía lưỡi và phía má. Nhờ vậy có thể kết nối hợp tác dễ dàng với các khí cụ khác để hỗ trợ quá trình tạo lực kéo chỉnh răng về vị trí hiệu quả hơn.
Gắn band niềng răng là một kỹ thuật được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng chỉnh nha. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình này, nhờ khả năng tạo điểm tựa để có lực kéo chỉnh nha mạnh và cho kết quả niềng răng nhanh chóng.
Khâu là khí cụ tạo điểm neo lực để hệ thống dây cung mắc cài hay thun liên hàm kéo chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Khâu niềng răng kết nối với các khí cụ tạo thành một hệ thống nắn chỉnh đa năng giúp giải quyết các khuyết điểm vấn đề răng miệng khiến răng chưa thể về vị trí tiêu chuẩn.
Gắn band răng có thể tạo điểm neo lực cho các khí cụ chỉnh nha
Bởi ngoài dây cung và mắc cài thì bản thân band còn có thể kết nối với minivis thông qua dây thun hoặc lò xo. Tùy vào phác đồ điều trị mà có thể bác sĩ sẽ dùng band cùng các khí cụ khác để quá trình chỉnh nha niềng răng được hoàn thiện ưng ý.
Khí cụ band niềng được thiết kế tinh tế tích hợp nhiều tiện ích để kết nối với khí cụ khác như móc để móc lò xo, dây thun, ống để luồn dây cung. Về cơ bản thì band gắn trên răng sẽ là điểm tựa chắc chắn tạo lực kéo mạnh nhờ vậy mà giúp rút ngắn thời gian niềng.
Nhờ sự hỗ trợ của khí cụ khâu band mà có thể hạn chế tình trạng bị bong mắc cài khi ăn uống, vệ sinh. Giúp hỗ trợ các khí cụ tác dụng lực hiệu quả điều chỉnh khớp cắn, răng hàm về vị trí.
Không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần gắn band răng nhưng phần lớn nếu cần thì chúng sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Các trường hợp cần gắn khí cụ niềng răng này có thể kể đến như:
Khớp cắn sâu hay còn được gọi là hô vẩu là tình trạng răng hàm trên chìa ra phía trước quá nhiều so với mức độ tiêu chuẩn. Trường hợp mức độ khớp cắn sâu càng nặng thì việc gắn band sẽ càng cần thiết vì giúp tăng lực kéo chỉnh nha.
Trong trường hợp niềng răng không đủ vị trí cần tiến hành di xa răng thì band là một trong những khí cụ cần có. Ngoài ra trong trường hợp di xa răng do mất răng thì khí cụ này cũng là một công cụ hỗ trợ để giữ răng không bị xô lệch.
Gắn band răng là một kỹ thuật áp dụng cho nhiều trường hợp niềng răng
Các trường hợp răng phức tạp cần sử dụng tới các khí cụ nong hàm chẳng hạn là những trường hợp được bác sĩ chỉ định gắn band niềng răng. Lúc này band niềng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các khí cụ khác để cho kết quả điều trị chỉnh nha diễn ra nhanh chóng hiệu quả.
Một trong những trường hợp cần thiết phải gắn khâu niềng răng nữa chính là trường hợp bệnh nhân có thân răng ngắn. Sở dĩ cần gắn band để niềng răng cho trường hợp này là do thân răng ngắn mắc cài dây cung rất dễ bị bung tuột.
Lúc này band niềng sẽ phát huy công dụng tuyệt vời của mình sẽ giúp móc nối giữ khí cụ ổn định, hạn chế bung tuộc. Đó là lý do vì sao mà band niềng thường được thiết kế kèm theo móc và ống hai bên.
Khi bệnh nhân có thói quen đẩy lưỡi được xem là một tật xấu ảnh hưởng đến răng miệng và làm giảm hiệu quả niềng răng. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ tập lưỡi để giúp tạo thói quen tốt hơn cho lưỡi và giúp bệnh nhân không còn tật đẩy lưỡi ảnh hưởng đến răng và khớp cắn.
Nhìn chung các trường hợp ca răng phức tạp, cần lực kéo chỉnh, hay cần sử dụng nhiều khí cụ phức tạp thì sẽ cần đến sự hỗ trợ của khâu niềng răng. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An.
Gắn band niềng răng có đau không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân chuẩn bị niềng răng vẫn luôn thắc mắc. Bởi khi nhiều vào kết cấu của khí cụ cùng vị trí của khí cụ sau khi gắn vào răng hàm số 6 hoặc số 7 cho người ta cảm giác đau đớn.
Xong việc gắn khí cụ band niềng cũng không gây đau đớn hay ê buốt răng như chúng ta vẫn tưởng. Do bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật chuyên môn và các dụng cụ chuyên khoa, xi măng thủy tinh chuyên dụng để hỗ trợ bao bọc thân răng không làm tổn thương đến răng.
Đặt thun tách kẽ là giai đoạn có thể gây đau nhẹ trong quá trình đặt band
Đau khi gắn band răng sẽ xuất hiện trong trường hợp răng hàm của bệnh nhân đạt chuẩn. Do vị trí răng bình thường chuẩn sẽ có kẽ răng hẹp nên trước khi gắn band cần tách kẽ. Bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ để nới rộng kẽ răng nhằm việc gắn band được diễn ra đúng như ý muốn.
Lúc đặt thun tách kẽ cũng không gây đau nhưng sau khi về nhà thì sẽ có thể đau nhức khó chịu một vài ngày đầu tiên. Việc này thực tế có thể dễ hiểu vì lúc này thun đang cố gắn tách ra một khoảng trống giữa hai răng để có thể đặt band vào.
Với trường hợp bệnh nhân có răng thưa, kẽ răng lớn thì việc đặt band niềng răng vào răng cối có thể diễn ra nhanh gọn dễ dàng hơn. Và tất nhiên cũng không hề gây đau đớn gì bởi bác sĩ chỉ cần đặt khâu vào là xong.
Gắn band niềng răng cũng tương tự như gắn mắc cài hay dây cung đều là khí cụ tác dụng lực kéo chỉnh nha. Vì vậy band sẽ đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình niềng răng và chỉ tháo ra khi quá trình chỉnh nha hoàn tất răng đã đều đẹp và khớp cắn chuẩn.
Nó sẽ là điểm tạo lực để hệ thống dây cung mắc cài có thể xiết lực chỉnh răng cần theo sát liệu trình chỉnh nha. Khí cụ cũng không là bệnh nhân khó chịu hay đau nhức nên có thể thoải mái đồng hành cùng nó trong suốt thời gian niềng.
Khí cụ band sẽ được tháo ra khi hoàn thiện quá trình chỉnh nha
Đương nhiên khí cụ này cũng tương tự như mắc cài dây cung bệnh nhân cũng cần lưu ý vệ sinh kỹ càng. Khi thức ăn bị giắt vào các vùng xung quanh khí cụ nếu không được làm sạch có thể dẫn tới gây hại cho răng.
Tìm hiểu thêm
Tùy vào tình hình răng miệng mà bệnh nhân niềng răng có thể sẽ không bắt buộc phải gắn band răng. Nhưng hầu như đa số các trường hợp niềng răng hiện nay thì việc gắn band ngày càng phổ biến vì có thể mang đến hiệu quả cao, tốc độ kéo chỉnh nhanh và hỗ trợ các khí cụ ổn định.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình hình răng miệng và xác định trường hợp cụ thể của bệnh nhân có thể niềng răng không gắn band hoặc cần gắn band. Theo các chuyên gia chỉnh nha trường hợp không gắn band thì càng tốt bởi xác suất cao là mức độ khuyết điểm răng miệng không đáng kể, dễ chỉnh nha.
Bạn không cần gắn band răng trong các trường hợp chỉnh nha đơn giản
Trường hợp thân răng lâm sàng vừa đủ, trường hợp chỉnh nha đơn giản, không cần sử dụng đến các khí cụ phức tạp thì cũng không cần gắn band. Bởi mặc dù rất hữu ích trong nhiều trường hợp nhưng cơ bản nó vẫn được xem là “dị vật” trong khoang miệng có thể làm bệnh nhân khó chịu.
Với trường hợp cần gắn band để niềng răng thì bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng. Bởi việc này cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thời gian thực hiện nhanh và có thể giúp rút ngắn thời gian niềng răng.
Như vậy chúng ta có thể kết luận nào không phải tất cả các trường hợp chỉnh nha đều cần gắn band. Nhưng nếu cần thiết gắn thì bệnh nhân cũng có thể yên tâm áp dụng mà không nên lo lắng về vấn đề đau hay ảnh hưởng của band niềng.
Trên đây là những chia sẻ về ý nghĩa cũng như tác dụng của gắn band răng trong dịch vụ niềng răng và những trường hợp cần sử dụng khí cụ này. Hy vọng qua những thông tin về khí cụ chỉnh nha này bạn đã hiểu thêm về nó và có thể yên tâm khi được bác sĩ chỉ định sử dụng band để giúp ích cho quá trình niềng răng của mình.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!