Hàm Duy Trì Bị Gãy Là Do Đâu? Làm Gì Khi Hàm Duy Trì Bị Gãy?

Hàm duy trì bị gãy là sự cố không ai mong muốn trong quá trình đeo khí cụ nha khoa này. Vậy nguyên nhân vì sao hàm duy trì bị gãy hỏng? Làm thế nào để xử lý và khắc phục? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời. 

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Hàm duy trì bị gãy là sự cố không ai mong muốn trong quá trình đeo khí cụ nha khoa này. Vậy nguyên nhân vì sao hàm duy trì bị gãy hỏng? Làm thế nào để xử lý và khắc phục? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời. 

I. Hàm duy trì là gì? Có nên đeo hàm duy trì?

Hàm duy trì là khí cụ nha khoa được nha sĩ chỉ định sử dụng sau khi tháo niềng răng. Đeo hàm duy trì là quan trọng và cần thiết, nhất là với những người có cơ địa xương hàm và răng yếu.

Bởi hàm duy trì có tác dụng cố định răng tại vị trí mới sau khi chỉnh nha. Ngăn ngừa tình trạng răng lệch về vị trí cũ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Đồng thời, khí cụ này cũng giúp mô và nướu mau chóng được hồi phục. 

Hiện nay, hàm duy trì được chia thành 2 loại là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp (kim loại và nhựa trong suốt). Tùy sở thích, điều kiện tài chính và cơ địa xương hàm, răng mà lựa chọn loại hàm duy trì phù hợp. 

Xem thêm: Đeo hàm duy trì bị đau

hàm duy trì bị gãy

Hàm duy trì là khí cụ nha khoa có tác dụng giữ cố định răng tại vị trí mới sau khi tháo niềng răng

Thời gian đeo hàm duy trì sẽ được bác sĩ nha khoa hướng dẫn theo tình trạng thực tế. Nếu ngắn thì chỉ đeo trong 1 - 3 tháng sau khi tháo niềng. Nhưng trung bình là đeo từ 6 tháng đến 1 năm. Trường hợp xương hàm quá yếu thì có thể sẽ phải đeo hàm duy trì suốt đời.

Quá trình đeo hàm duy trì, để tránh sự cố hàm duy trì bị gãy, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là không tự ý không đeo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. 

Xem thêm chi phí: Niềng răng khoảng bao nhiêu tiền?

II. Nguyên nhân hàm duy trì bị gãy

Mặc dù các loại hàm duy trì hiện nay đều được làm từ chất liệu cao cấp, cứng chắc và bền bỉ. Thế nhưng, quá trình sử dụng khó tránh khỏi tình trạng gãy, vỡ và hỏng. Nguyên nhân có thể là do:

  • Đeo hoặc vệ sinh hàm duy trì không đúng cách khiến hàm duy trì bị tác động một lực lớn.
  • Không bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng chuyên dụng mà bỏ vào balo, túi xách khiến hàm duy trì bị “đụng chạm” với các vật dụng khác.
  • Để quên hàm duy trì trên ghế và vô tình ngồi phải.
  • Làm rơi rớt hàm duy trì xuống đất, khiến hàm duy trì bị biến dạng, gãy vỡ và hư hỏng nghiêm trọng. 

hàm duy trì bị gãy

Hàm duy trì bị gãy do nhiều nguyên nhân, không loại trừ là do đeo sai cách và vệ sinh răng miệng không cẩn thận 

III. Làm gì khi hàm duy trì bị gãy?

Hàm duy trì bị gãy thường xảy ra với những loại hàm duy trì tháo lắp, đặc biệt là hàm duy trì tháo lắp trong suốt. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đem hàm duy trì đến các cơ sở nha khoa để được nha sĩ khắc phục.

Tùy vào mức độ hư hỏng mà nha sĩ sẽ có cách xử lý. Nếu chỉ bị nứt mà không bị tách thì bạn có thể tiếp tục đeo. Nhưng nếu bị nứt và tách thì bạn buộc phải ngưng sử dụng và thay hàm duy trì mới. Thường thì hàm duy trì tháo lắp kim loại sẽ dễ chỉnh sửa hơn. Còn hàm duy trì tháo lắp trong suốt thì khả năng thay mới là rất cao. 

Tuyệt đối không tự ý sửa chữa hàm duy trì, đặc biệt là dùng các loại keo dán không chuyên dụng. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy hại bởi keo dán có thể chứa thành phần hóa chất có hại. Nếu đeo vào miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng nói riêng.

Chưa kể việc tự sửa chữa hàm duy trì còn khiến hàm bị sai lệch kích thước, kiểu dáng, không còn phù hợp với khung hàm và răng. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chỉnh nha, khiến răng bị xô lệch trầm trọng.

hàm duy trì bị gãy

Khi hàm duy trì bị gãy, tuyệt đối không tự ý sửa chữa mà cần đem đến nha khoa để nha sĩ kiểm tra và có cách khắc phục 

IV. Những điều cần chú ý để tránh làm hàm duy trì bị gãy

Để tránh sự cố hàm duy trì bị gãy, mất thời gian và chi phí sửa chữa, thay mới, bạn cần lưu ý:

  • Đeo và vệ sinh hàm duy trì nhẹ nhàng, cẩn thận. Với hàm duy trì cố định thì tuyệt đối không tự ý tháo lắp nếu không có sự hỗ trợ của nha sĩ. 
  • Khi không đeo, nên bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng chuyên dụng và cất ở nơi kín đáo để vừa tránh bụi bẩn, vừa tránh làm rơi rớt. 
  • Tuyệt đối không để hàm duy trì lung tung để tránh ngồi, dẫm lên hoặc bị mất vì không nhớ đã để ở đâu.
  • Khi hàm duy trì bị gãy nhẹ, tuyệt đối không tự ý sửa chữa để tránh bị gãy nghiêm trọng. Thay vào đó, nên đem đến cơ sở nha khoa để được sửa chữa đúng cách.

Trên đây là những thông tin giúp bạn biết được nguyên nhân hàm duy trì bị gãy và làm sao để phòng tránh, khắc phục. Mọi thắc mắc về khí cụ nha khoa này, đừng quên liên hệ đến Nha khoa Thành An để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn