Đeo hàm duy trì được cho là bắt buộc sau khi tháo niềng răng. Thế nhưng, nhiều người không biết đeo hàm duy trì bị đau hay không. Và nếu đau thì nên làm gì để khắc phục.  

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Đeo hàm duy trì được cho là bắt buộc sau khi tháo niềng răng. Thế nhưng, nhiều người không biết đeo hàm duy trì bị đau hay không. Và nếu đau thì nên làm gì để khắc phục.  

I. Đeo hàm duy trì có bị đau không?  

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược hàm duy trì là gì và có tác dụng như thế nào. Theo đó, hàm duy trì là khí cụ nha khoa được sử dụng ngay sau khi tháo niềng răng. Chúng có nhiệm vụ hỗ trợ răng “đứng yên” tại vị trí mới sau khi chỉnh nha. Phòng ngừa tình trạng răng lệch về vị trí ban đầu.

Hàm duy trì được chia thành 2 loại chính là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Mỗi loại có thiết kế, cấu tạo khác nhau. Cùng với đó là những ưu và nhược điểm nhất định. 

Trong đó, hàm duy trì cố định được gắn vào mặt sau của các răng trước bằng composite. Bạn không thể tự ý tháo ra hay đeo vào mà phải có sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa. Loại hàm duy trì này thường có giá thành rẻ.

Còn hàm duy trì tháo lắp thì có thể linh hoạt tháo ra đeo vào khi có nhu cầu. Loại này được chia thành hàm duy trì kim loại và hàm duy trì trong suốt. Giá hàm duy trì tháo lắp trong suốt là cao nhất, nhưng đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả duy trì cao.

đeo hàm duy trì bị đau

Hàm duy trì có tác dụng cố định răng bền chặt tại vị trí mới sau khi niềng, ngăn chặn răng di chuyển về vị trí cũ ban đầu

Thực tế thì mỗi loại hàm duy trì đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Quan trọng là lựa chọn cho phù hợp với sở thích và tình trạng răng miệng. Thường thì bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn cụ thể. 

Về vấn đề đeo hàm duy trì có đau không thì câu trả lời như sau: So với việc đeo niềng răng thì rõ ràng, đeo hàm duy trì dễ chịu hơn nhiều. Và đeo hàm duy trì hoàn toàn không bị đau như nhiều người lo sợ. Bởi hàm duy trì được thiết kế vừa vặn với khuôn hàm và răng, mang đến sự dễ chịu nhất cho người đeo. 

Xem thêm 

Giá Các Loại Hàm Duy Trì Là Bao Nhiêu

Hướng Dẫn Đeo Hàm Duy Trì Đúng Cách Sau Niềng Răng

II. Vì sao đeo hàm duy trì bị đau?

Trong một số trường hợp, đeo hàm duy trì bị đau. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

  • Hàm duy trì không phù hợp, không vừa vặn với khung hàm và răng. Tuy nhiên, nguyên nhân này là hiếm gặp vì các bác sĩ nha khoa sẽ lựa chọn và chế tác hàm duy trì vừa vặn nhất với từng người. 
  • Đeo và tháo không đúng cách khiến hàm duy trì bị hỏng. Nếu không chỉnh sửa, thay mới mà vẫn tiếp tục đeo thì sẽ tác động lên răng, nướu, lưỡi, niêm mạc miệng,…
  • Quá trình nói chuyện hoặc ăn uống vô tình tác động vào hàm duy trì khiến hàm bị lệch, gây đau nhức. Điều này thường xảy ra với những người làm công việc liên quan đến giao tiếp nhiều. Hoặc thường xuyên ăn những thức ăn cứng, dai, khó nuốt. 
  • Không vệ sinh hàm duy trì và răng miệng khiến thức ăn bám dính, vi khuẩn tích tụ, gây ra các vấn đề về răng miệng, dẫn đến đau nhức và khó chịu. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau cả khi đã tháo hàm duy trì ra. 

đeo hàm duy trì bị đau

Đeo hàm duy trì bị đau do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, tình trạng này là hiếm gặp, chủ yếu so sai sót của người đeo 

III. Giải pháp giảm đau khi đeo hàm duy trì

Đau khi đeo hàm duy trì không phải là hiện tượng phổ biến, thậm chí là hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau khi đeo hàm duy trì. Tùy vào nguyên nhân mà có cách khắc phục, giảm đau cho hiệu quả. 

  • Nếu đeo hàm duy trì bị đau do hàm duy trì không phù hợp, vừa vặn thì nên trao đổi với bác sĩ nha khoa để được điều chỉnh, thay hàm duy trì mới. 
  • Trường hợp hàm duy trị bị cong vênh, hư hỏng do đeo và tháo không đúng cách hoặc do làm rơi rớt thì cần đến nha khoa để được chỉnh sửa hoặc thay mới.
  • Cẩn thận khi nói chuyện và ăn uống. Luôn ưu tiên cho thức ăn mềm, dễ nhai dễ nuốt. Tránh xa các loại thực phẩm cứng, dai, chứa nhiều đường và tinh bột.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng và hàm duy trì đều đặn, thường xuyên. Không để thức ăn và vi khuẩn tích tụ gây mùi hôi và viêm nhiễm.
  • Tình trạng đau kéo dài, nên đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ. Qua kiểm tra, thăm khám, nha sĩ sẽ tìm kiếm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. 

đeo hàm duy trì bị đau

Để tránh bị đau khi đeo hàm duy trì, hãy nói không với thức ăn dai, cứng hay thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột 

Để tránh tình trạng bi đau khi đeo hàm duy trì, bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín và chuyên nghiệp. Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ mang đến bộ hàm duy trì chất lượng cao và phù hợp nhất.

Nếu đang quan tâm đến hàm duy trì cũng như còn những thắc mắc về hiện tượng đeo hàm duy trì bị đau, đừng ngần ngại liên hệ đến Nha khoa Thành An để được tư vấn và giải đáp. 

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Tiktok: tiktok.com/@nkthanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn