Hàm Duy Trì Mặt Trong Là Gì? Hàm Duy Trì Mặt Trong Có Tốt Không?

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Trong chỉnh nha, hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau cùng, có tác dụng cố định răng bền chặt tại vị trí mới. Khí cụ chỉnh nha này được chia thành nhiều loại, trong đó, hàm duy trì mặt trong được nhiều người quan tâm. 

I. Hàm duy trì mặt trong là gì?

Hàm duy trì mặt trong là hàm duy trì được gắn vào mặt trong của những răng trước. Để tạo độ bám dính chắc chắn mà vẫn đảm bảo an toàn, nha sĩ sẽ sử dụng chất liệu composite để gắn. Đây là chất liệu nhựa tổng hợp có tuổi thọ cao, chịu lực và quan trọng là không ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng. 

hàm duy trì mặt trong

Hàm duy trì mặt trong được gắn cố định phía trong các răng trước để “gia cố” răng tại vị trí mới

II. Hàm duy trì mặt trong: Đặc điểm và cấu tạo

Cấu tạo của hàm duy trì mặt trong khác biệt so với hàm duy trì tháo lắp. Chúng được làm từ dây thép cứng chắc, bền bỉ và an toàn, có hình dạng thẳng hoặc xoắn với nhiều kích cỡ khác nhau.

Khí cụ nha khoa này được gắn vào phía trong của các răng số 1, 2 và 3. Khi gắn vào thì người đeo không tự ý tháo lắp hay điều chỉnh, mà phải đeo 24/24. Nếu có sự cố hay cần điều chỉnh lại thì phải đến nha khoa để nha sĩ hỗ trợ và thực hiện.

III. Ưu, nhược điểm của hàm duy trì mặt trong

Việc tìm hiểu ưu và nhược điểm của hàm duy trì mặt trong sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định có nên đeo loại hàm duy trì này sau khi niềng răng hay không.

hàm duy trì mặt trong

Hàm duy trì cố định mặt trong có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số hạn chế 

3.1. Ưu điểm hàm duy trì mặt trong

  • Tính thẩm mỹ cao là ưu điểm lớn nhất của hàm duy trì cố định mặt trong. Bởi khí cụ này được gắn vào phía trong miệng và các răng nên hoàn toàn “vô hình” với người đối diện. Vì vậy, bạn có thể thoải mái trò chuyện và tự tin trong giao tiếp.
  • Khả năng duy trì và cố định răng hiệu quả do được gắn cố định vào trong răng. Và người đeo sẽ đeo liên tục 24/24 tiếng mỗi ngày trong suốt thời gian mà nha sĩ quy định.
  • Nếu bạn bận rộn và không có thời gian để tháo ra hay đeo vào thì hàm duy trì mặt trong là giải pháp tối ưu. Bạn sẽ đeo bất kể ngày đêm, chỉ khi nào đến nha khoa thăm khám thì mới được tháo lắp bởi bác sĩ nha khoa.
  • Chi phí làm hàm duy trì mặt trong rẻ nhất trong số các loại hàm duy trì hiện có, là sự lựa chọn phù hợp với những người không có đủ ngân sách. 

3.2. Nhược điểm hàm duy trì mặt trong

  • Việc gắn vào phía trong và đeo liên tục có thể khiến người đeo cảm thấy bất tiện, khó chịu và vướng víu, nhất là thời gian đầu.
  • Hoạt động ăn uống có thể bị cản trở khi đeo hàm duy trì mặt trong. Bạnsẽ cảm thấy khó khăn khi nhai, nếu nhai không cẩn thận có thể tác động trực tiếp đến mô, nướu và lưỡi.
  • Thức ăn dễ bám dính vào hàm duy trì cố định mặt trong, tích tụ vi khuẩn và gây mùi hôi khó chịu.
  • Do không tự ý tháo lắp được nên khâu vệ sinh, làm sạch hơi phức tạp. Nếu không cẩn thận có thể làm hàm duy trì bị bung, tuột và hỏng. 
  • Luôn phải tái khám theo lịch trình của nha sĩ để được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. 

Tìm hiểu thêm

Hàm duy trì sau niềng răng giá bao nhiêu

Hướng Dẫn Đeo Hàm Duy Trì Đúng Cách Sau Niềng Răng

IV. Sử dụng hàm duy trì mặt trong đúng cách

Để hạn chế và khắc phục các nhược điểm, khi sử dụng hàm duy trì mặt trong, bạn cần nhớ:

4.1. Hạn chế một số loại thực phẩm

Một số loại thực phẩm có độ bám dính cao và có khả năng phá hỏng cấu trúc hàm duy trì cố định mặt trong. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng: Thực phẩm làm từ tinh bột và đường; thức uống có ga như nước ngọt, bia; và đặc biệt là đồ ăn cứng hoặc quá dai.

hàm duy trì mặt trong

Luôn tuân thủ các hướng dẫn và tái khám định kỳ khi đeo hàm duy trì mặt trong để đảm bảo an toàn và hiệu quả

4.2. Chú ý vệ sinh thường xuyên

Thức ăn bám dính vào hàm duy trì cố định mặt trong lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây mùi hôi và viêm nướu, răng. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh thường xuyên bằng bàn chải mềm, bàn chải kẽ, tăm nước,…

Không chỉ vệ sinh 2 lần/ngày vào sáng và tối, mà cần vệ sinh ngay sau khi ăn. Và sau khi vệ sinh 30 phút thì có thể đánh răng nhẹ nhàng hoặc súc miệng bằng nước muối, nước súc miệng. Việc này sẽ giúp gia tăng hiệu quả làm sạch, tốt cho sức khỏe răng miệng. 

4.3. Thăm khám định kỳ theo lịch trình

Khoảng 3 - 6 tháng, bạn sẽ tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra, kịp thời phát hiện những bất thường để có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Không nên tự ý bỏ qua khâu tái khám để tránh những sự cố không mong muốn.

Với tất cả những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết thêm về ưu, nhược điểm của hàm duy trì mặt trong. Đặc biệt là sử dụng như thế nào để phát huy tối đa các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm hiệu quả. 

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Tiktok: tiktok.com/@nkthanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn