Hầu hết những người niềng răng sau khi tháo niềng đều được bác sĩ nha khoa chỉ định đeo hàm duy trì. Tùy sức khỏe răng miệng, tình trạng xương hàm và cả sở thích của khách hàng mà nha sĩ sẽ chọn loại ham duy tri phù hợp. Và người đeo cần tuân thủ các hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. 

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Hầu hết những người niềng răng sau khi tháo niềng đều được bác sĩ nha khoa chỉ định đeo hàm duy trì. Tùy sức khỏe răng miệng, tình trạng xương hàm và cả sở thích của khách hàng mà nha sĩ sẽ chọn loại ham duy tri phù hợp. Và người đeo cần tuân thủ các hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. 

1. Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là tên gọi khác của máng duy trì hay khay duy trì. Đây là dụng cụ y khoa chuyên dụng (còn được gọi là khí cụ nha khoa) mà nha sĩ yêu cầu người niềng răng nên đeo sau khi tháo niềng. 

Đúng như tên gọi, hàm duy trì sau niềng răng có tác dụng duy trì và ổn định vị trí mới của răng. Việc này sẽ hạn chế tối đa tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ sau khi niềng, dẫn đến xô lệch và chen chúc, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. 

hàm duy trì

Hàm duy trì có tác dụng duy trì và cố định răng tại vị trí mới sau khi chỉnh nha

2. Tại sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Có thể thấy, quá trình niềng răng, các khí cụ nha khoa đã tác động lớn đến răng và xương hàm. Điều này khiến các tổ chức mô, nướu xung quanh răng và ổ chân răng bị suy yếu. Sau khi tháo niềng khó có thể cố định được răng tại vị trí mới, khiến răng dần “quay về” vị trí ban đầu.

Đó là lý do sau khi kết thúc quá trình niềng răng, nha sĩ đều chỉ định khách hàng đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì là quan trọng và cần thiết, giúp răng có thể dần thích nghi và ổn định bền chắc tại vị trí mới. 

Bên cạnh đó, khí cụ duy trì sau niềng răng này còn có tác dụng hỗ trợ các mô nướu và mô nha. Giúp chúng có thêm thời gian để “cơ cấu”, tổ chức lại cấu trúc, từ đó, gia tăng sự bám chắc vào khung xương hàm. 

3. Hàm duy trì niềng răng gồm những loại nào?

Hàm duy trì sau chỉnh nha được chia thành 3 loại chính, bao gồm: Hàm duy trì cố định, hàm duy trì tháo lắp kim loại và hàm duy trì tháo lắp nhựa trong suốt. Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Việc tìm hiểu từng loại sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được hàm duy trì sau niềng phù hợp nhất.

ham duy tri

Hàm duy trì được chia thành 2 loại là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp (kim loại, nhựa)

3.1. Hàm duy trì cố định 

Là khí cụ duy trì được làm từ sợi dây thép chất lượng cao, bền bỉ và an toàn với người đeo. Chúng đa dạng kích thước và hình dạng, có thể là dạng thẳng hoặc dạng xoắn. Hàm duy trì cố định được gắn cố định vào phía trong ở các răng trước bằng composite chuyên dụng. Và bạn không thể tự ý tháo lắp trong quá trình đeo.

Ưu điểm

  • Niềng duy trì cố định được gắn vào mặt sau của các răng trước, vì vậy, đảm bảo tính thẩm mỹ, hoàn toàn không bị lộ ra ngoài trong quá trình nói chuyện.
  • Do được gắn chặt vào phía trong nên có tính duy trì và ổn định cao nhất cho răng sau khi niềng. Đặc biệt thích hợp với người có răng và xương hàm yếu. 
  • Với niềng răng duy trì cố định, bạn không cần phải tháo ra và đeo vào thường xuyên, mà sẽ được đeo suốt 24/24 tiếng mỗi ngày.
  • Giá làm hàm duy trì cố định rẻ nhất trong các loại hàm duy trì. 

Nhược điểm

  • Do gắn vào phía trong nên hàm duy trì cố định có thể gây vướng víu cho người đeo. Quá trỉnh ăn uống gặp nhiều bất tiện, có thể tác động trực tiếp đến mô, lưỡi và nướu.
  • Thức ăn dễ bám vào và việc vệ sinh, làm sạch hơi phức tạp. Nếu vệ sinh không đúng cách sẽ khiến hàm duy trì bị hỏng và tuột ra.
  • Luôn phải tuân thủ lịch trình tái khám của nha sĩ. Tuyệt đối không tự ý tháo hàm duy trì cố định. 

hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì cố định được gắn vào bên trong các răng phía trước, người đeo không tự ý tháo lắp

3.2. Hàm duy trì kim loại

Đây là loại hàm duy trì sau khi niềng răng được sử dụng nhiều hiện nay bởi nhiều ưu điểm. Loại hàm duy trì này được cấu tạo từ dây kim loại và khuôn nhựa acrylic. Trong đó, khuôn nhựa sẽ được gắn vào vòm miệng hoặc dưới lưỡi, còn dây kim loại cố định chắc chắn vào răng. 

Ưu điểm

  • Tính duy trì và ổn định của hàm duy trì kim loại cao nhờ vào kết cấu đặc biệt. Miếng nhựa dẻo thiết kế ôm sát, tích hợp chốt co giãn nên tạo sự thoải mái cho người đeo. 
  • Mắc cài duy trì tháo lắp kim loại được làm từ chất liệu cao cấp nên bền bỉ, nếu có hư hỏng thì cũng có thể có thể sửa chữa và điều chỉnh lại. Nhờ đó, tiết kiệm được chi phí cho việc thay mới. 
  • Có thể tháo lắp linh hoạt theo nhu cầu sử dụng, nhất là trong những buổi giao tiếp quan trọng hoặc khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • Vệ sinh đơn giản, dễ dàng bằng bàn chải và kem đánh răng hoặc nước tẩy rửa chuyên dụng. 
  • Nhiều màu sắc, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người đeo. 

Nhược điểm

  • Thời gian đầu sử dụng niềng duy trì kim loại tháo lắp, người đeo có thể cảm thấy hơi vướng víu, bất tiện và khó chịu do miếng nhựa được đặt vào vòm miệng.
  • Phần kim loại lộ rõ trên răng nên có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Và màu sắc của phần nhựa hơi khác biệt với màu răng. Vì vậy, thích hợp để đeo ban đêm hơn là ban ngày, khi phải đi làm và giao tiếp nhiều. 
  • Với người cơ địa nhạy cảm thì khung dây kim loại có thể gây kích ứng. Hoặc cọ xát vào niêm mạc miệng gây đau và chảy máu.
  • Khi tháo gỡ phải cẩn thận và nhẹ nhàng, nếu không sẽ làm khung kim loại bị cong vênh, phải đi điều chỉnh lại mới có thể đeo được. 

đeo hàm duy trì

Hàm duy trì tháo lắp kim loại chắc chắn, bền bỉ nhưng hơi bị “lộ”

3.3. Hàm duy trì nhựa trong suốt

Trong số các loại hàm duy trì sau niềng răng thì hàm duy trì tháo lắp nhựa trong suốt là được đánh giá cao nhất. Thiết kế của hàm duy trì này giống như máng tẩy trắng, vì vậy, còn được gọi là máng duy trì niềng răng. 

Hàm duy trì nhựa được thiết kế dựa vào kích thước và form dáng hàm của người đeo, Vì vậy, ôm sát thân răng trên cung hàm, cộng với chất liệu trong suốt nên mang đến tính thẩm mỹ cao nhất cho người đeo. 

Ưu điểm

  • Từ chất liệu đến thiết kế, hàm duy trì tháo lắp nhựa đều đảm bảo tính thẩm mỹ và thoải mái cao nhất. Có thể đeo 24/24 mà không cảm thấy khó chịu hay bất tiện nào. 
  • Thiết kế ôm sát thân răng nên mang đến hiệu quả duy trì và ổn định cao, giúp răng có thể cố định chắc chắn tại vị trí mới, hạn chế xô lệch. 
  • Tháo lắp và vệ sinh đơn giản nhất so với các loại hàm duy trì hiện có, mang đến sự tiện lợi tối ưu cho người đeo. 

Nhược điểm

  • Cảm giác 2 hàm răng chạm vào nhau khi ăn uống hay nói chuyện không được chân thực, tự nhiên.
  • Tháo lắp dễ dàng nên khiến người đeo chủ quan, tháo ra quá nhiều và quên đeo, ảnh hưởng đến hiệu quả duy trì.
  • Dễ bị cong vênh khi tiếp xúc nguồn nhiệt cao hoặc bể vỡ khi làm rơi rớt. Nếu bị hỏng thì không thể sửa chữa, điều chỉnh lại mà phải làm hàm duy trì mới, rất tốn kém và mất thời gian.
  • Máng duy trì sau niềng răng nhựa trong suốt dễ vệ sinh, nhưng nếu vệ sinh không đúng thì có thể khiến khí cụ bị vàng ố, đổi màu.
  • Giá cao nhất trong số các loại hàm duy trì, với người không có đủ tài chính thì khí cụ này không phải là giải pháp tối ưu. 

niềng duy trì

Hàm duy trì tháo lắp nhựa trong suốt có tính thẩm mỹ cao và tiện lợi

4. Lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

Dù lựa chọn và sử dụng máng duy trì sau chỉnh nha loại nào chăng nữa, bạn cũng cần tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao nhất, đồng thời, tối ưu được thời gian đeo và tiết kiệm được chi phí. 

4.1. Thứ nhất, niềng răng xong có phải đeo hàm duy trì không? 

Câu trả lời là có, bạn cần phải đeo để đảm bảo răng không bị dịch chuyển về vị trí cũ. Còn đeo loại hàm duy trì nào thì tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như sở thích và thói quen sinh hoạt.

4.2. Thứ hai, thời gian đeo khí cụ duy trì là bao lâu? 

Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của răng và xương hàm. Bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào yếu tố này để quyết định thời gian đeo hàm duy trì. Thường thì thời gian trung bình là 6 tháng đến 1 năm. Nếu răng và xương hàm khỏe thì có thể đeo 1 - 3 tháng, nếu yếu thì sẽ phải đeo lâu hơn. 

4.3. Thứ ba, đeo hàm duy trì có đau không? 

Thực tế, đeo hàm duy trì chỉ gây vướng víu và khó chịu trong thời gian đầu. Còn sau đó, khi đã quen rồi thì mọi thứ sẽ dễ chịu và thoải mái hơn. Đeo khí cụ duy trì sau niềng răng hoàn toàn không đau như mọi người nghĩ.

máng duy trì

Dù sử dụng mắc cài duy trì nào cũng đều phải tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ

4.4. Thứ tư, vệ sinh máng duy trì niềng răng như thế nào? 

Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì hàm duy trì được đeo vào trong miệng, nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến mảng bám thức ăn và vi khuẩn tích tụ, gây mùi hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Nếu là loại hàm duy trì cố định, bạn vệ sinh cẩn thận và nhẹ nhàng sau mỗi lần ăn uống. Nếu là loại hàm tháo lắp thì tháo ra và vệ sinh theo hướng dẫn của nha sĩ. Sau khi vệ sinh xong thì lau cho khô rồi đeo vào, nếu chưa đeo thì bảo quản trong hộp kín để ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn.

4.5. Cuối cùng, có cần thiết tái khám định kỳ?

Bạn luôn phải tái khám định kỳ theo lịch trình của nha sĩ, nhất là khi đeo hàm duy trì cố định. Việc này sẽ giúp nha sĩ nắm được tình trạng răng miệng để có sự thay đổi và điều chỉnh phù hợp nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến hàm duy trì. Từ đó có được sự lựa chọn phù hợp nhất nếu đang có ý định sử dụng loại khí cụ này. Hoặc đơn giản hơn, liên hệ đến Nha khoa Thành An để được tư vấn cụ thể và chi tiết.

NHA KHOA THÀNH AN

Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: nhakhoathanhanmkt@gmail.com

Hotline: 0988.622.996

Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathanhan/ 

Kết nối kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvue8GRkil3jnPFhLtN5tRw

Kết nối kênh Tik Tok: https://www.tiktok.com/@nkthanhan

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn