Vấn đề này khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong việc ăn nhai sinh hoạt và nhất là vẻ thẩm mỹ trên khuôn mặt. Cùng Nha khoa Thành An tìm hiểu giải pháp khắc phục hàm móm hiệu quả triệt để nhất trong nội dung bài viết bên dưới đây. 

I. Hàm móm là gì? Phân biệt hàm móm và răng móm

hàm móm

Hàm móm là biểu hiện xương hàm dưới phát triển hơn so với xương hàm trên

Hàm móm là một trong những khuyết điểm thường gặp trên hàm răng của nhiều người. Móm hay còn gọi là khớp cắn ngược, vẩu ngược, đây là biểu hiện của sai lệch tương quan giữa hai hàm. Móm hàm xuất hiện do nguyên nhân xương hàm trên bình thường hoặc kém phát triển trong khi xương hàm dưới phát triển quá mức.

Biểu hiện thường thấy nhất là hàm dưới vượt ra phía trước nhiều hơn so với hàm trên. Khi cắn khớp cắn tại vị trí trung tâm, hàm trên và hàm dưới sẽ không cùng nằm trên một đường thẳng để dọc, ngay tại vị trí tiếp giáp giữa mũi, môi và hàm dưới sẽ hình thành một đường xiên rõ rệt. Người có hàm mó càng nặng thì mức độ xiên càng lớn. 

Rất nhiều người vẫn chưa phân biết được tình trạng răng móm với tình trạng hàm móm, đây là điều rất quan trọng quyết định đến việc chọn phương pháp chữa trị móm. Bạn nên đến những trung tâm nha khoa uy tín như Nha khoa Thành An có bác sĩ giỏi chuyên môn nha khoa trực tiếp thăm khám và chẩn đoán tình trạng hàm bị móm là do yếu tố răng hay do hàm hoặc do cả hai yếu tố trên. 

Một vài đặc điểm giúp bạn phân biệt răng móm và hàm móm trong nội dung bên dưới, cùng Nha Khoa Thành An tham khảo để biết cách phân biệt nhé: 

  • Móm do răng: Hàm răng trên sẽ mọc lùi, có hướng hơi quặp vào trong trong khi hàm dưới thì có hướng chìa ra ngoài, cấu trúc hàm trên và hàm dưới bình thường.
  • Móm do hàm: Xương hàm trên có thể phát triển bình thường hoặc ngắn hơn so với hàm dưới, hàm dưới phát triển mạnh hơn khiến khớp cắn dưới bị đưa ra ngoài. Trường hợp móm do hàm việc điều trị phức tạp hơn so với trường hợp móm do răng. 

Thực tế thì đôi khi bằng mắt thường chúng ta khó chẩn đoán được chính xác một người móm do răng hay móm do hàm. Thậm chí có nhiều trường hợp hàm bị móm do cả hai yếu tố trên. Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra, chụp Xquang xương hàm điều trị càng sớm càng tốt. 

Tìm hiểu thêm

Phân Biệt Răng Móm và Hàm Móm

Bị móm có niềng răng được không

II. Nguyên nhân gây hàm móm

hàm móm

Hàm bị móm thường do yếu tố di truyền là chủ yếu

Tình trạng hàm bị móm ở mỗi người có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng Nha khoa Thành An tìm hiểu xem có những nguyên nhân nào gây hàm móm nhé: 

2.1. Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây móm hàm lớn nhất, thế hệ sau bị có cấu trúc hàm dưới phát triển vượt mức so với hàm trên là do mang mã gen di truyền của thế hệ trước. Mã gen của thế hệ trước có đoạn gen ức chế hàm trên và phát triển nhiều hơn ở hàm dưới sẽ dễ di truyền sang các đời sau. 

2.2. Do các thói quen xấu

Các thói quen lúc còn nhỏ như mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cách…cũng có thể gây ra tình trạng móm ở nhiều người. Các tác động lên răng, xương hàm ở trẻ nhỏ lâu dần sẽ khiến hàm răng phát triển lệch lạc, mất cân đối và gây ra tình trạng khớp cắn ngược khi bước sang độ tuổi thiếu niên và trưởng thành. 

2.3. Bị móm do các bệnh lý

Một nguyên nhân khiến hàm răng bị móm là do người bệnh mắc phải các bệnh lý sau đây: 

  • Cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng, khiến cho các bộ phận trong đó có xương hàm dưới phát triển quá mức.
  • Hội chứng Gorlin gây ra các đặc điểm bất thường trên khuôn mặt, trong đó có tình trạng tăng sinh xương hàm dưới. 
  • Do người bệnh mắc Acro Dysostosis bẩm sinh khiến các biểu hiện dị thường trên khuôn mặt như tay và chân ngắn, mũi thấp, hàm trên nhỏ hơn so với mức bình thường khiến hàm dưới trở nên mất cân đối với hàm trên. 

2.4. Mất răng, tiêu xương răng

Người bệnh bị mất răng do nhiều nguyên nhân như tai nạn, gãy răng, rụng răng sớm do bệnh lý…nếu không được phục hồi răng giả sớm sẽ bị tiêu xương răng. Đây cũng là nguyên nhân hình thành hàm móm thường gặp ở những người lớn tuổi. Khu vực bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, thu nhỏ diện tích hàm gây ra biểu hiện móm mém, mất cân đối trên toàn khuôn mặt. Những người lớn tuổi, người bị tai nạn khi mất nhiều răng biểu hiện móm càng rõ rệt. 

III. Hậu quả khi móm hàm

hàm móm

Với nam giới khuôn mặt bị hàm móm thường thiếu đi vẻ đẹp nam tính 

Vậy móm hàm thì có những vấn đề nào đáng lo ngại? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng móm do cấu trúc xương hàm bạn nên đọc ngay nội dung bên dưới đây. Chỉ khi thực sự ý thức được những ảnh hưởng của tình trạng móm đến với sức khỏe, vẻ thẩm mỹ, tâm lý và sự tự tin của bản thân thì bạn mới nghĩ đến việc tìm giải pháp điều trị tốt nhất cho mình. Cùng Nha khoa Thành An tìm hiểu xem các hậu quả hàm móm là gì trong nội dung sau: 

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy nhất ở những người bị móm hàm đó chính là sự e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp trước đám đông. Thậm chí nhiều người vì tự ti với khuyết điểm trên khuôn mặt mà không dám tìm kiếm tình yêu cho bản thân, sống khép kín vì ngại giao tiếp. Đây cũng chính là ảnh hưởng đáng lo ngại nhất của khuyết điểm hàm móm ở nhiều người. 

  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Khớp cắn bị lệch ở những người bị móm khiến việc ăn nhai, vận động xương hàm khó khăn hơn so với những người bình thường. Với những người hàm bị lệch khớp cắn nặng việc cắn nhai thức ăn không được chính xác, thức ăn khó nghiền nát nên thường kéo theo các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa ở người bệnh. 

  • Ảnh hưởng đến thái dương hàm

Sự sai lệch khớp cắn nhất định ở người bị móm lâu dần sẽ khiến người bệnh gặp các biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm như ê buốt, khó chịu, khi ăn nhai, vận động hàm phát ra tiếng kêu, mỏi hàm, đau đầu…

  • Ảnh hưởng đến phát âm 

Khi cấu trúc bên trong hàm có sự lệch chuẩn giữa các yếu tố môi lưỡi và răng thì giọng nói nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Những người có hàm móm khi phát âm thường bị chớt, ngọng, tiếng bị bẹt, phát âm không được tròn vành rõ chữ. Tùy vào mức độ 

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Các khuyết điểm hàm hô hàm móm tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng trong cuộc sống hằng ngày người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều phiền phức. Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng là một trong những vấn đề thường gặp nhất. 

Khi các khớp cắn không được đều, việc tiếp xúc thức ăn và thực hiện ăn nhai ở hàm dưới làm việc nhiều hơn dẫn đến men răng bị tổn thương nhiều hơn, gây sâu răng, viêm nha chu…

IV. Hàm móm điều trị thế nào hiệu quả?

móm hàm

Phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm là giải pháp hiệu quả cao nhất 

Hàm móm là một trong những khuyết điểm của xương hàm, vì thế để điều trị hàm móm được hiệu quả bạn cần can thiệp trực tiếp đến xương hàm. Các giải pháp niềng răng, bọc răng sứ chỉnh nha thẩm mỹ mà bạn thường nghe đến sẽ không mang lại hiệu quả trong trường hợp móm do sai lệch cấu trúc hàm. 

Với sự phát triển ngày càng vượt bậc của nền y khoa hiện đại, phương pháp phẫu thuật xương hàm móm sẽ giúp bạn điều trị hàm móm hiệu quả nhất. Với những trường hợp bị móm do cả cấu trúc xương hàm lẫn cấu trúc răng sẽ được kết hợp phẫu thuật hàm móm và niềng răng chỉnh nha để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cho người bị móm. Tuy nhiên, việc chỉ định điều trị phải do trực tiếp bác sĩ chuyên khoa có đầy đủ kiến thức chuyên môn chỉ định và thực hiện ca phẫu thuật. 

So với các phương pháp điều trị móm thì phương pháp phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm phức tạp nhất và chi phí điều trị cũng khá cao. Bên cạnh đó, ca phẫu thuật chỉ được thực hiện khi người bệnh đủ 18 tuổi và đảm bảo sức khỏe có thể trạng tốt, không mắc các bệnh lý nằm trong danh sách các bệnh lý không thể thực hiện ca phẫu thuật. 

V. Phẫu thuật xương hàm móm là gì?

Phẫu thuật hàm móm là phương pháp được biết đến rất nhiều trong những năm gần đây, khi công nghệ phẫu thuật chỉnh nha ngày càng hiện đại và tân tiến hơn trước rất nhiều. 

Giải pháp thẩm mỹ hàm này được chỉ định cho trường hợp móm do xương hàm phát triển không đồng nhất. Ca phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh nha trực tiếp thực hiện, Bác sĩ sẽ dùng thiết bị máy cắt xương chuyên dụng để tác động đến phần xương, cắt và đẩy lùi hàm dưới về sau theo tỉ lệ cân đối với khớp cắn hàm trên. 

Trong những trường hợp bị móm do cả 2 nguyên nhân là cấu trúc răng và cấu trúc xương hàm thì bệnh nhân sẽ được thực hiện chỉnh răng trước khi thực hiện phẫu thuật hàm móm.

Phẫu thuật chỉnh hình hàm móm, hàm hô giúp cấu trúc xương hàm và khớp cắn trở về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Các tình trạng hô, vẩu được cải thiện nhanh chóng giúp khớp cắn được điều chỉnh cân đối, hài hòa,  đảm bảo các hoạt động ăn nhai được thực hiện bình thường. 

VI. Phẫu thuật hàm móm có phức tạp không?

móm hàm

Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết về giải pháp phẫu thuật hàm móm 

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, nhất là với những người đang có ý định đi phẫu thuật chỉnh hàm móm. Cùng lắng nghe các chuyên gia Nha khoa Thành An nói gì về vấn đề này nhé: 

Phẫu thuật chỉnh hình hàm móm là việc can thiệp vào cấu trúc xương hàm để tái định vị khuôn hàm. Với công nghệ phẫu thuật chỉnh hình hiện đại, ca phẫu thuật hàm móm sẽ không quá phức tạp và nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Tại các bệnh viện, trung tâm phẫu thuật chỉnh hình ca điều trị hamfmomssex được ứng dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất, bao gồm chụp X-quang, phân tích cấu trúc xương hàm và phác thảo kết quả điều trị trên phần mềm 3D chi tiết và chuẩn xác đến từng milimet. Công nghệ phẫu thuật hiện đại cho phép bệnh nhân xem kết quả chiếu trước khi tiến hành phẫu thuật xương hàm móm.

Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng hàm móm ở mỗi bệnh nhân mà mức độ đơn giản hay phức tạp có thể khác nhau. Bệnh nhân sẽ được thực hiện ca phẫu thuật theo đúng trình tự từng bước dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa. Các yếu tố về an toàn, quy chuẩn của Bộ Y tế đều phải tuân thủ để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi phẫu thuật chỉnh xương hàm. 

VII. Quy trình phẫu thuật xương hàm móm như thế nào

móm hàm

Chọn những địa chỉ thực sự uy tín để thực hiện ca phẫu thuật chỉnh hàm móm

Toàn bộ quy trình tiến hành ca phẫu thuật hàm móm sẽ được thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 1: Thăm khám & tư vấn

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán trực tiếp trên tình trạng răng, hàm ở từng người. Việc chẩn đoán sẽ được thực hiện bởi máy chụp phim hàm CT3D. Toàn bộ cấu trúc xương hàm sẽ được hiển thị chi tiết và sắc nét giúp bác sĩ xác định được mức độ móm, lệch khớp cắn trên từng khách hàng. 

Từ các dữ liệu phim chụp, bác sĩ sẽ xác định được tỉ lệ xương hàm dưới cần dịch chuyển để khớp cắn của bệnh nhân được cân đối sau phẫu thuật. Các thiết bị chụp phim, chẩn đoán hiện đại bậc nhất giúp việc lập phác đồ điều trị được chính xác và nhanh chóng hơn rất nhiều. 

Bước 2: Lập phác đồ điều trị

Bác sĩ sẽ ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại để phân tích phác đồ điều chỉnh xương hàm cho bệnh nhân chi tiết nhất. Tương ứng với từng trường hợp tỉ lệ dịch chuyển, điều chỉnh xương hàm sẽ khác nhau. Việc lập phác đồ điều trị giúp bác sĩ chủ động hơn với ca phẫu thuật và bệnh nhân cũng hình dung được ca điều trị của mình được thực hiện như thế nào. 

Bước 3: Kiểm tra sức khỏe 

Không đơn giản như với giải pháp chỉnh nha niềng răng, để thực hiện ca phẫu thuật bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện tất cả các xét nghiệm y tế cần thiết để đảm bảo bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe thực hiện các tác động can thiệp trên xương hàm. 

Trong quá trình thăm khám, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các bệnh lý, tiền sử bệnh hoặc các vấn đề kích ứng với thuốc, sốc phản vệ, phụ nữ trong thời kỳ mang thai…(nếu có). Các vấn đề này người bệnh phải thông báo trước cho bác sĩ để có phương án xử lý an toàn nhất. 

Bước 4: Tiến hành gây mê

Đây là ca phẫu thuật cắt chỉnh trực tiếp xương hàm nên bệnh nhân cần dược gây mê cục bộ để bệnh nhân không bị sợ hãi hay cảm thấy đau đớn trong quá trình thực hiện.

Bước 5: Phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm

Bác sĩ sẽ bắt đầu dùng các dụng cụ cắt xương hàm chuyên dụng nhất để cắt phần xương hàm thừa gây mất cân đối khớp cắn. Sau đó dịch chuyển đến vị trí mong muốn và định vị bằng nẹp vis sinh học. 

Kỹ thuật phẫu thuật hàm móm có 2 hai phương pháp như sau:

+ Phương pháp BSSO: Phẫu thuật điều chỉnh xương hàm dưới trượt lùi vào trong để cân đối với khớp cắn của hàm trên. Phương pháp này thực hiện cho những trường hợp hàm dưới phát triển quá mức so với hàm trên. 

+ Kết hợp phương pháp BSSO và Phương pháp Lefort I đẩy lùi hàm dưới vào trong và chỉnh xương hàm trên ra trước để hai khớp cắn được cân đối, hoàn hảo hơn. 

Phác đồ điều trị sẽ được thực hiện chi tiết ở từng hàm để khi tiến hành được chính xác nhất. 

Phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm công nghệ hiện đại sẽ dùng máy cắt xương Hi Speed và sử dụng nẹp vis giúp cố định xương hàm sau phẫu thuật hàm móm giúp hàm ổn định bền vững, tránh bị lệch hàm. 

 Bước 6: Chăm sóc sau hậu phẫu

Sau khi phẫu thuật chỉnh móm bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng hồi sức để được chăm sóc và theo dõi theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Bước 7: Tái khám theo đúng lịch hẹn

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh răng miệng và nghỉ ngơi đúng cách để nhanh lành vết thương sau khi phẫu thuật. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ lên lịch hẹn thăm khám hậu phẫu để kiểm tra vết thương cũng như tiến độ phục hồi của khớp cắn. 

8. Phẫu thuật hàm móm bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật hàm móm có chi phí khá cao, vì thế trước khi thực hiện ca phẫu thuật bạn nên tham khảo bảng giá để có sự chuẩn bị tốt nhất về chi phí. Thông thường một ca phẫu thuật chỉnh hàm móm sẽ dao động trong khoảng  từ 80 – 100 triệu đồng… 

Mức chi phí thực hiện ca phẫu thuật hàm móm phụ thuộc vào các yếu tố như: 

  • Cơ sở điều trị
  • Các điều kiện về trình độ chuyên môn bác sĩ, chất lượng trang thiết bị máy móc. 
  • Mức độ phức tạp trên hàm răng của từng khách hàng. 

Để được tư vấn mức chi phí phẫu thuật móm hàm chi tiết và chính xác bạn cần tham khảo giá qua một vài trung tâm và đến thăm khám trực tiếp để được bác sĩ thông báo mức chi phí.

9. Các vấn đề bạn có thể gặp phải sau phẫu thuật xương hàm móm

Sau khi thực hiện xong ca phẫu thuật hàm móm bệnh nhân có thể sẽ gặp một số vấn đề như: 

  • Sưng đau, ê buốt khó chịu ở vùng xương hàm. Đây là điều hiển nhiên và dường như ai cũng gặp phải nên bạn không phải lo lắng. 
  • Vận động xương hàm, ăn nhai khó khăn. Thực hiện ca phẫu thuật chỉnh hàm móm chúng ta cần chấp nhận sẽ gặp phải vấn đề này trong thời gian hậu phẫu. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần trở đi là bạn đã có thể vận động và ăn nhai bình thường trở lại.

Ngoài ra, các vấn đề bất thường có thể xảy ra như: 

  • Chảy máu quá nhiều. Khi gặp phải tình huống này bạn nên dùng khăn bông cầm máu và đến ngay bệnh viện để được bác sĩ xử lý, tìm hiểu nguyên nhân.
  • Nhiễm trùng bên trong vết thương sau khi phẫu thuật khiến hàm bị sưng đau không lành. Bạn cũng nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm phương án điều trị càng nhanh càng tốt. 

Trên đây là nội dung phân tích về cách điều trị hàm móm bằng phương pháp phẫu thuật chỉnh nha. Nha khoa Thành An khuyên bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, tìm lại vẻ đẹp hoàn hảo trên khuôn mặt của mình. 

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn