Để quá trình chỉnh nha niềng răng hiệu quả thì sự hỗ trợ của các khí cụ niềng răng là không hề nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu khí cụ niềng để biết thêm công dụng ...

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.

Để quá trình chỉnh nha niềng răng hiệu quả thì sự hỗ trợ của các khí cụ niềng răng là không hề nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu khí cụ niềng để biết thêm về giá trị công dụng của từng loại khí cụ và hỗ trợ chúng phát huy tác dụng của mình trong lúc bạn niềng răng.

1. Khí cụ niềng răng là gì?

Khí cụ niềng răng là các dụng cụ nha khoa dùng để hỗ trợ quá trình nắn chỉnh niềng răng nhằm giúp kéo chỉnh răng về đúng vị trí. Các sản phẩm này là một bộ phận của một hệ thống chỉnh nha hoàn chỉnh và tất nhiên cũng bao gồm mắc cài hay khay niềng răng trong suốt.

Mỗi khí cụ là một mắt xích với vai trò công dụng riêng biệt và không phải lúc nào cũng cần sử dụng tất cả. Thay vào đó mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị riêng cần đến sự hỗ trợ của khí cụ có thể khắc phục tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Khí Cụ Niềng Răng

Khí cụ niềng răng là những dụng cụ hỗ trợ việc kéo chỉnh răng

Có loại khí cụ sẽ theo sát bệnh nhân trong suốt từ đầu đến cuối thời kỳ niềng răng của bệnh nhân. Nhưng cũng có những khí cụ chỉ cần hỗ trợ răng miệng bệnh nhân kéo chỉnh trong một khoảng thời gian giai đoạn nhất định.

2. Khí cụ niềng răng để làm gì?

Các khí cụ niềng răng đương nhiên là có tác dụng hỗ trợ cho việc niềng răng nói chung và cho từng khí cạnh chỉnh răng nói riêng. Chúng sẽ hỗ trợ việc kéo chỉnh chân răng, thân răng, điều chỉnh khớp cắn, kẽ răng,.. tất tần tật các vấn đề sai lệch về vị trí răng cho bệnh nhân.

Khí Cụ Niềng Răng

Thông qua các khí cụ niềng răng bác sĩ sẽ giúp đưa răng về đúng vị trí

Nhờ vậy khi hoàn tất quá trình niềng răng thì nhiều người cảm thấy diện mạo gần như thay đổi. Đó là do việc khắc phục các khuyết điểm trên răng và điều chỉnh về đúng vị trí trên khung hàm vừa đảm bảo thẩm mỹ lẫn khả năng ăn nhai của bệnh nhân.

3. Các loại khí cụ niềng răng phổ biến

Các loại khí cụ niềng răng ở các phương pháp niềng răng khác nhau có sự khác biệt. Điển hình là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài sẽ có những dụng cụ hỗ trợ riêng biệt.

3.1. Đối với phương pháp niềng răng mắc cài

Phương pháp niềng răng mắc cài sử dụng hệ thống dây chun mắc cài để kéo chỉnh nha. Sau khi răng đã di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm thì cần hỗ trợ của khí cụ để đóng khoảng, đóng khớp cắn.

Do đó trường hợp niềng răng mắc cài sẽ cần tới khá nhiều khí cụ, đặc biệt nếu trường hợp chỉnh nha mức độ khó thì cần càng nhiều dụng cụ hơn. Cùng tham khảo các khí cụ chỉnh nha mắc cài phổ biến và công dụng của nó ngay sau đây:

  • Mắc cài:

Mắc cài có thể là mắc cài sứ, mắc cài kim loại, mắc cài pha lê,... nói chung là mắc cài để dán lên bề mặt răng tạo điểm kéo trợ lực cho dây cung để kéo chỉnh răng mà không ảnh hưởng đến thân răng.

Khí Cụ Niềng Răng - Mắc Cài

Mắc cài được gắn trên răng để tạo điểm lực kéo chỉnh nha

Để không làm tổn thương đến các mô mềm xung quanh thì mắc cài thường được thiết kế tinh tế hạn chế ma sát trầy xước vùng xung quanh. Bạn có thể chọn mắc cài sứ hay kim loại tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ.

  • Dây cung

Đây là khí cụ đi kèm không thể thiếu cùng với mắc cài để giúp kéo chỉnh răng là một dây thép không gỉ. Dây cung sẽ nằm trên rãnh mắc cài và được cố định bằng dây thun hoặc nắp trượt tự động của phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết lên hệ thống khí cụ này để giúp kéo răng về vị trí mong muốn.

  • Nắp trượt tự động

Đây là khí cụ thay thế dây thun để đóng dây cung trên mắc cài tự động trong phương pháp mắc cài tự buộc. Nhờ khả năng buộc tự động không bị tuột bung dây thun mà hiệu quả của phương pháp niềng răng này cao hơn, rút ngắn thời gian hơn so với phương pháp truyền thống.

Khí Cụ Niềng Răng

Mắc cài trượt sẽ giúp niềng răng tốt nhờ cơ chế tự đóng mở

Tuy nhiên nắp trượt tự động sẽ có kích thước to hơn, khá vướng víu so với mắc cài truyền thống.

  • Khâu hay band

Đây là một dụng cụ hình tròn được đặt tại răng hàm giúp mắc vào dây cung và dây thun để tạo lực kéo chỉnh răng về sau. Dụng cụ này thường được sử dụng sau khi đặt thun tách kẽ cho răng.

Khí Cụ Niềng Răng

Khâu band được dùng cho răng hàm giúp tạo điểm lực kéo chỉnh răng

  • Hooks

Hooks là một móc nhỏ trên đầu mắc cài gắn cho các răng nanh hoặc các răng hàm nhỏ ở cả hai hàm. Móc này sẽ là trụ để dây thun nối liên hàm gắn lên giúp kéo răng và điều chỉnh khớp cắn cho bệnh nhân.

Khí Cụ Niềng Răng

Hooks là điểm để buộc thun kéo chỉnh liên hàm

  • Thun liên hàm

Thun liên hàm thun kết nối hàm trên với hàm dưới nhằm giúp răng di chuyển về đúng vị trí khớp cắn. Khí cụ niềng răng này thường được sử dụng trong và sau giai đoạn đóng khoản.

Khí Cụ Niềng Răng - Thun liên hàm

Thun liên hàm giúp điều chỉnh khớp cắn

Tìm hiểu: Niềng răng sứ giá bao nhiêu

  • Minivis

Minivis là khí cụ được gắn vào xương hàm để làm trụ vào kéo răng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nó còn là chốt chặn giúp đảm bảo hiệu quả kéo răng vào và duy trì răng sau không chạy ra phía trước.

Khí Cụ Niềng Răng - Minivis

Minivis được áp dụng cho các trường hợp khó

Tùy theo tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ áp dụng minivis, bởi không phải trường hợp nào cũng cần đến sự hỗ trợ của dụng cụ này. Thường gặp là các tình trạng niềng răng có nhổ răng tạo nên khoảng trống lớn mới cần đến sự hỗ trợ của minivis.

  • Khí cụ lò xo

Lò xo được thiết kế nhỏ gắn vào răng hàm nhằm giúp kéo đẩy mở đóng khoảng cho răng.

Khí Cụ Niềng Răng - Lò xo

Lò xo giúp đóng mở khoản theo cơ chế thông minh

  • Thun chuỗi

Là thun được dùng để đóng khoảng cho các nhóm răng được mắc trên mắc cài. Chúng được thiết kế từ cao su có dạng hình chữ O nói tiếp với tác dụng sắp xếp cung răng chạy dọc trên vòm miệng.

Khí Cụ Niềng Răng - Thun chuỗi

Khí cụ niềng răng thun chuỗi

  • Khí cụ nong hàm

Đây là khí cụ được áp dụng cho trường hợp có cung hàm hẹp phải nong rộng để đủ vị trí kéo răng mà không phải nhổ răng. Với trường hợp cần nong hàm sẽ phải thực hiện từ 1 - 6 tháng rồi mới bắt đầu gắn mắc cài và dây cung.

Khí Cụ Niềng Răng - Nong hàm

Khí cụ nong hàm giúp tạo khoảng trống để kéo chỉnh răng

  • Thun tách kẽ

Thun tách kẽ răng để giúp tạo khoảng trống kẽ đặt khâu band trong trường hợp kẽ răng hẹp. Chúng là dây thun có hình tròn nhỏ gọn được làm bằng cao su và có đường kính khoảng 1cm, sử dụng tách kẽ trong 5 - 7 ngày.

Khí Cụ Niềng Răng - Thun tách kẽ

Thun tách kẽ cũng là một khí cụ niềng răng hữu ích

3.2. Đối với phương pháp niềng răng trong suốt

Đối với phương pháp niềng răng trong suốt thì số lượng khí cụ không nhiều do áp dụng khay niềng công nghệ cao.. Phương pháp này thường được áp dụng cho tình trạng răng sai lệch mức độ nhẹ và trung bình.

Hai khí cụ chính của phương pháp niềng răng này bao gồm:

  • Khay niềng trong suốt

Khay niềng hay máng niềng trong suốt được làm từ silicon bằng công nghệ hiện đại khớp với cấu trúc răng miệng bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ thay khay niềng khoảng 2 tuần một lần và mức độ hoàn thiện cũng sẽ tăng dần.

Khí Cụ Niềng Răng Trong Suốt

Khí cụ niềng răng máng niềng trong suốt

Khay niềng có thể tháo gỡ khi ăn uống vệ sinh và đeo lại sau đó, ngoại hình trong suốt nhẹ nhàng giúp đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân. Khi sử dụng khay niềng bệnh nhân còn được cung cấp bộ dụng cụ vệ sinh khay giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng.

  • Attachment

Đây là một mẫu nhựa có hình dáng biến thiên với kích thước nhỏ gọn được gắn trên mỗi răng. Chúng sẽ là điểm tạo lực cho máng niềng giúp hỗ trợ răng dịch chuyển nhanh và hiệu quả.

Khí Cụ Niềng Răng Trong Suốt

Attachment hỗ trợ niềng răng trong suốt hiệu quả hơn

3.3. Đối với khí cụ niềng răng chung

Ngoài những khí cụ riêng biệt cho từng phương pháp niềng răng thì chúng ta còn có các loại khí cụ niềng răng chung. Khí cụ điển hình cho tất cả các phương pháp niềng răng phải kể đến hàm duy trì.

Dụng cụ này sẽ được sử dụng sau khi tháo niềng với nhiệm vụ giữ răng đang đúng vị trí được cố định không bị xê dịch di chuyển về vị trí cũ. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An.

Khí Cụ Niềng Răng

Hàm duy trì là khí cụ niềng răng mà biện pháp nào cũng sử dụng

Thông thường hàm duy trì sẽ được đeo trong 3 - 5 tháng sau khi tháo niềng răng, nhưng cũng có trường hợp cần lâu hơn. Nói chung đây là một dụng cụ hữu ích cần thiết mà bệnh nhân nên tuân thủ sử dụng theo hướng dẫn để đảm bảo thẩm mỹ và hiệu quả chỉnh nha.

4. Chi phí niềng răng có bao gồm khí cụ niềng răng không?

Chi phí niềng răng được các đơn vị nha khoa báo giá thông thường đều đã bao gồm những khí cụ cơ bản và cần thiết cho phương pháp niềng răng đó. Tuy nhiên chi phí này không đảm bảo chính xác 100% do tùy vào địa chỉ nha khoa báo giá và tình trạng răng miệng.

Nhiều đơn vị nha khoa báo giá chi phí chỉ riêng về dịch vụ niềng răng cơ bản cho các trường hợp thông thường. Hoặc chỉ báo giá trong khoản khá khó để xác định mức độ chính xác.

Khí Cụ Niềng Răng

Chi phí niềng răng thường đều bao gồm các khí cụ niềng răng cần thiết

Thêm vào đó chi phí niềng răng còn có thể thay đổi theo tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Đặc biệt là mức độ sai lệch nặng,  các vấn đề do xương hàm có cần phải sử dụng thêm các khí cụ niềng răng khác thì sẽ phải thêm chi phí.

Khi đó tùy vào phác đồ điều trị và liệu trình cần thực hiện mà nha sĩ sẽ báo giá cụ thể hơn. Để biết chi phí hoàn thiện cách tốt nhất bạn nên tìm đến một nha khoa uy tín để thăm khám và lên phác đồ điều trị để được báo giá chính xác cho tình trạng của mình.

Trên đây là những chia sẻ về các loại khí cụ niềng răng và tác dụng cho các khí cụ ấy cho quá trình niềng răng chỉnh nha. Hy vọng qua những thông tin về các loại dụng cụ hỗ trợ niềng răng này bạn hiểu thêm về chúng và có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng.

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn