Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? phương pháp khắc phục

Một trong những biến chứng thường gặp của việc mất răng là tiêu xương hàm. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Làm sao để khắc phục tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất hay nhổ răng? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc. 

I. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Thông thường, mật độ xương sẽ bị giảm dần sau 3 tháng mất hoặc nhổ răng. Tình trạng tiêu xương hàm diễn ra mạnh mẽ nhất từ tháng thứ 6. Lúc này, xương hàm có thể bị tiêu 25%. Sau 1 đến 3 năm thì xương hàm bị tiêu đến 45 - 60%. 

Nhưng lưu ý là không phải ai cũng sẽ như vậy. Mà thời gian và mức độ tiêu xương hàm sau khi mất hoặc nhổ răng có thể khác nhau ở mỗi người. Hay nói cách khác, mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. 

mat-rang-bao-lau-bi-tieu-xuong-ham

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi người 

Tìm hiểu thêm

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì

Trồng răng implant toàn hàm giá bao nhiêu

II. Nguy hiểm đối mặt khi mất răng/ nhổ răng bị tiêu xương

Quá trình tiêu xương hàm diễn ra từ từ nên nhiều người chủ quan hoặc không biết. Đến khi biết mất răng hay nhổ răng bị tiêu xương thì đã có thể gặp phải các hệ lụy, biến chứng sau.

2.1. Mất thẩm mỹ nghiêm trọng

Tiêu xương hàm mức độ nặng có thể khiến hàm bị ngắn đi, dây chằng và cơ mặt chùng xuống, má hóp lại. Lúc này, khuôn mặt của bạn có thể bị mất cân đối, trông tiều tụy, già nua, thậm chí là khắc khổ.

2.2. Khó khăn khi ăn uống

Khi xương hàm bị tiêu thì các răng có xu hướng dịch chuyển về vị trí trống, gây lệch lạc, lộn xộn, có nguy cơ suy yếu và lung lay. Ngoài ra, xương hàm tiêu có thể dẫn đến lệch khớp cắn. Tất cả điều này khiến hoạt động ăn uống trở nên khó khăn, kém hiệu quả. 

2.3. Sức khỏe giảm sút nhanh chóng 

Xương hàm tiêu thì nướu sẽ không được nâng đỡ, ngược lại, bị tụt sâu xuống, tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ và gây ra các vấn đề viêm nhiễm. Ngoài ra, hoạt động ăn uống khó khăn về lâu dài khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, gầy gò, suy giảm sức đề kháng.

mat-rang-bao-lau-bi-tieu-xuong

Nhổ răng bị tiêu xương gây nhiều hệ lụy và biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe 

2.4. Công tác điều trị bị tốn kém

Trường hợp mất hay nhổ răng mà chưa bị tiêu xương hàm thì có thể thực hiện cấy ghép Implant nhanh chóng, dễ dàng. Ngược lại, nếu xương hàm bị tiêu thì trụ Implant sẽ rất khó tương thích. Lúc này, nha sĩ buộc phải cấy ghép xương trước. Điều này khiến thời gian và chi phí điều trị bị tăng cao, gây tốn kém. 

III. Tổng hợp các dạng tiêu xương hàm khi mất răng

Có rất nhiều dạng tiêu xương hàm khác nhau, bao gồm:

3.1. Tiêu xương hàm theo chiều ngang

Tại vị trí mất răng, xương hàm bị thu hẹp lại. Còn các vùng xương bên cạnh thì giãn ra, “xâm chiếm” vùng xương hàm bị tiêu. Các răng có xu hướng dịch chuyển về khoảng trống này khiến răng bị nghiêng ngả, xô lệch.

3.2. Tiêu xương hàm theo chiều dọc

Tại vị trí mất răng, xương hàm dưới nướu trũng xuống, sâu hơn vùng xương hàm bên cạnh. Cùng với đó là nướu cũng bị teo dần. Càng về sâu thì càng dễ nhận thấy thay đổi này. 

cac-dang-bi-tieu-xuong

Tiêu xương hàm có nhiều dạng khác nhau, đây là hình ảnh minh họa tiêu xương hàm dọc

3.3. Tiêu xương khu vực xoang

Răng trên bị mất sẽ khiến các đỉnh xoang có xu hướng tràn xuống dưới. Theo thời gian, độ rộng của xoang càng tăng nếu như tại vị trí mất răng không được trồng răng mới. 

3.4. Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt

Nếu bị mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới mà không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây tiêu xương toàn bộ khuôn mặt. Lúc này, khuôn mặt sẽ bị lão hóa nhanh chóng, nhiều nếp nhăn, má hóp và khuôn miệng lõm vào. Tình trạng này rất phổ biến ở người già. 

3.5. Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng

Xương hàm bị tiêu và dần dần tác động đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới. Lâu dần làm hạ thấp xương hàm, gây khó khăn trong công tác điều trị bằng cấy ghép răng Implant. 

IV. Khắc phục tình trạng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng

Ngoài thắc mắc mất răng bao lâu thì bị tiêu xương, nhiều người còn không biết làm thế nào để khắc phục tình trạng tiêu xương sau khi nhổ răng. Dưới đây là lời khuyên đến từ chuyên gia.

khac-phuc-tinh-trang-nho-rang-bi-tieu-xuong

Trồng răng Implant giúp ngăn ngừa và phục hồi tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả 

Hiện nay, biện pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng tiêu xương hàm tối ưu nhất là trồng răng Implant. Nha sĩ sẽ thực hiện cấy trụ Implant bằng Titanium vào phần chân răng đã bị mất, còn phần phía trên sẽ được chụp mão sứ.

Phương pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa và phục hồi tình trạng tiêu xương hàm mà còn mang đến các ưu điểm nổi bật sau.

  • Khôi phục khả năng nhai, mang lại cảm giác nhai y như răng thật. Và khi nhai thì lực tác động lên răng và xương hàm sẽ giúp kích thước xương phát triển. 
  • Hình dạng, màu sắc y hệt răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất, giúp bạn luôn tự tin trong giao tiếp hàng ngày. 
  • Trụ Implant, khớp nối và mão sứ được làm từ chất liệu sinh học bền bỉ và rất an toàn, không gây kích ứng hay biến chứng nào cho cơ thể. 
  • Răng Implant “lấp đầy” khoảng trống tại vị trí mất răng, ngăn ngừa các răng khác mọc xô lệch về vị trí này.
  • Tuổi thọ răng Implant cao, vượt trội hơn hẳn cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ các hướng dẫn thì tuổi thọ của răng Implant có thể lên đến 25 năm. 

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm. Nếu đang tìm kiếm phương pháp phục hình những chiếc răng bị mất và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, đừng quên liên hệ đến Nha khoa Thành An. Đội ngũ bác sĩ giỏi cùng máy móc hiện đại sẽ mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất. 

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn