TƯ VẤN BỞI CHUYÊN GIA
Đội ngũ bác sĩ Thành An
17 năm kinh nghiệm điều trị
5000+ ca chỉnh nha thành công
Tư vấn ngayDỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Niềng răng bằng mắc cài là giải pháp chỉnh nha được ưa chuộng hàng đầu hiện nay vì mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nhiều người thường lo ngại về vấn đề bung tuột mắc cài khi áp dụng phương pháp này. Vậy tại sao niềng răng bị bung mắc cài? Nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục?
Bung mắc cài hay bong mắc cài, tuột mắc cài là tình trạng mắc cài cố định trên răng khi niềng bị bung tuột khỏi hệ thống khí cụ niềng răng. Đây không phải là một vấn đề hiếm gặp mà thực tế thì hầu như các bệnh nhân chỉnh nha bằng mắc cài đều có thể gặp phải 1 lần trong quá trình thực hiện.
Quá trình niềng răng chỉnh nha sẽ diễn ra khá dài, có thể là 9 tháng hoặc lâu hơn lên đến 2 - 3 năm. Theo đó, khí cụ sử dụng theo thời gian cũng sẽ có các vấn đề trục trặc, cần được gia cố. Mắc cài là một trong những khí cụ chỉnh nha chính và cũng có thể bung tuột khi cố định vào răng và dây cung.
Bung mắc cài khi niềng răng là vấn đề mà nhiều người gặp phải
Tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời thì đây không phải vấn đề quá nguy hiểm và có nhiều cách chủ động phòng tránh. Đặc biệt nếu tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ thì người niềng răng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được tình trạng này.
Tham khảo thêm
Vậy nguyên nhân niềng răng bị bung mắc cài là gì?
Bung mắc cài khi niềng răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó điển hình phải kể đến các lý do như là:
Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là niềng răng cố định với mắc cài việc ăn uống, vệ sinh cần hết sức cẩn thận. Quá trình ăn uống, vệ sinh mạnh tay, ăn các thực phẩm dai, cứng cần nhiều lực cắn xé sẽ làm mắc cài bị bung tuột.
Đây là nguyên nhân cực kỳ phổ biến đối với hầu hết các bệnh nhân thực hiện niềng răng chỉnh nha.
Tương tự như việc tác động mạnh khi vệ sinh ăn uống thì thói quen nghiến răng cũng làm răng và khí cụ niềng răng bị ảnh hưởng.
Bác sĩ yếu kém về mặt chuyên môn, chủ quan trong các thao tác gắn khí cụ cũng dẫn đến tình trạng bong mắc cài. Trong quá trình gắn khí cụ bác sĩ đòi hỏi phải kiểm tra sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, kiểm tra chất lượng khí cụ, tính toán vị trí thực hiện gắn khí cụ chính xác.
Nếu khí cụ kém chất lượng, vệ sinh răng miệng kém, vị trí gắn mắc cài không chuẩn xác thì sẽ dẫn đến nguy cơ bung tuột mắc cài. Sau khi hoàn thiện quá trình gắn khí cụ bác sĩ không kiểm tra sự kênh khớp cũng là một vấn đề đáng nói vì mắc cài dây cung có thể bị rơi tuột khi bệnh nhân về nhà.
Nguyên nhân làm bung mắc cài khi niềng răng có thể do bệnh nhân hoặc bác sĩ
Dấu hiệu bung mắc cài có thể dễ dàng nhận ra nếu như bệnh nhân là người tinh ý, thường xuyên theo dõi và quan sát tình trạng sức khỏe răng miệng của mình. Khi khí cụ như mắc cài, dây cung bị tuột thì bệnh nhân có thể cảm nhận lực siết thay đổi, dây cung lỏng, mắc cài cộm trong khoang miệng.
Ngoài ra khi thăm khám định kỳ các dấu hiệu này sẽ được bác sĩ chuyên khoa nhận ra và điều chỉnh. Đó là lý do vì sao mà người niềng răng mắc cài cần thăm khám đúng lịch hẹn với tần suất nhiều hơn so với niềng răng không mắc cài.
Dấu hiệu bung mắc cài có thể quan sát và cảm nhận qua lực siết
Nếu không phát hiện sớm, bung mắc cài có ảnh hưởng gì không? Nếu phát hiện trễ tình trạng nghiêm trọng hơn bệnh nhân có thể nhai trúng khí cụ và có thể ma sát tổn thương niêm mạc. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An.
Bị bung mắc cài có sao không? Bung mắc cài để lâu có sao không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân đang thực hiện chỉnh nha thắc mắc. Theo nguyên tắc thì khí cụ mắc cài bị bung được phát hiện sớm khắc phục ngay sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng đối với người niềng răng.
Tuy nhiên nếu người niềng răng để lâu không chịu đến gặp nha sĩ thì không chỉ các tổn thương có thể xảy ra mà còn nhiều vấn đề khác. Do mắc cài, dây thun và dây chun sẽ hợp tác cùng nhau để điều chỉnh răng về vị trí, nên khi mắc cài bong ra sẽ làm chậm tiến độ chỉnh nha.
Niềng răng bị bung mắc cài cần khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng tiến độ
Khi bong tuột mắc cài nhiều trường hợp bệnh nhân còn có thể nuốt phải mắc cài. Vậy người chỉnh nha bị bung mắc cài phải làm sao trong những tình huống này? Lúc này bệnh nhân cần bình tĩnh kiểm tra tình trạng bong tuột mắc cài của mình, xem xét số lượng mắc cài bị rơi, tuột.
Khi mắc cài bị bung thì cần đến gặp bác sĩ để khắc phục
Nếu có mắc cài nào sắp rơi ra bệnh nhân cần nhặt ra khỏi khoang miệng để tránh nguy cơ nuốt phải. Dù có nuốt mắc cài hay chỉ đơn giản là bung tuột khí cụ thì bạn đều cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Đối với trường hợp nuốt mắc cài thì cần đến bệnh viện gần nhất để tiến hành nội soi lấy mắc cài ra khỏi cơ thể để bảo vệ niêm mạc.
Nếu chỉ bị bung mắc cài niềng răng đơn giản, bệnh nhân niềng răng phải đến gặp nha sĩ để kiểm tra điều chỉnh lại khí cụ. Tuỳ vào nguyên nhân làm tuột khí cụ mà bác sĩ sẽ can thiệp điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời cũng hướng dẫn thêm cho bệnh nhân về cách chăm sóc đúng để tránh tình trạng này tái diễn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng bung mắc cài khi niềng răng và những nguyên nhân gây nên, cách để nhận biết, khắc phục. Hy vọng qua những chia sẻ về vấn đề bong tuột mắc cài khi chỉnh nha sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để có quá trình niềng răng tốt đẹp hơn.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!