Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Một số người vì cảm thất bất tiện nên niềng răng xong không đeo hàm duy trì. Vậy điều này có thực sự tốt? Nếu không đeo hàm duy trì thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gì? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua nội dung bài viết bên dưới. 

1. Tác dụng của hàm duy trì sau niềng răng

Sau khi chỉnh nha, thường là niềng răng, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định khách hàng đeo hàm duy trì. Vậy mục đích của việc này là gì? Theo đó, sau khi tháo niềng răng thì hệ thống các mô, nướu cũng như xương hàm và răng chưa thực sự ổn định.

Đặc biệt là với răng, vẫn chưa hoàn toàn thích nghi với vị trí mới sau khi niềng. Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp ổn định răng tại vị trí mới này. Ngăn chặn tình trạng răng xê lệch về vị trí cũ, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và hiệu quả chỉnh nha. 

niềng răng xong không đeo hàm duy trì

Hàm duy trì mang lại hiệu quả cao trong việc cố định và giữ chặt răng tại vị trí mới sau khi niềng

2. Niềng răng xong có cần đeo hàm duy trì không?

Như đã phân tích ở trên thì đeo hàm duy trì là quan trọng và cần thiết. Nếu không đeo hàm duy trì thì răng sẽ có xu hướng di chuyển về vị trí ban đầu. Và đương nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha. Và quan trọng hơn hết là khiến hàm răng bị xô lệch, chen chúc hoặc thưa thớt. 

Cùng tìm hiểu 

Niềng răng giá rẻ ở Hà Nội

Gắn lò xo khi niềng răng để làm gì

3. Đeo hàm duy trì bao lâu sau khi niềng răng?

Biết được niềng răng xong có cần đeo hàm duy trì không, vậy thì thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu? Nhìn chung, bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn để quyết định thời gian đeo lý tưởng nhất.

Với trẻ em thì nha sĩ có thể cân nhắc đeo hàm duy trì đến khi 18 - 20 tuổi, nghĩa là từ lúc chỉnh nha cho đến khi trưởng thành. Còn nếu là người lớn thì thời gian đeo hàm duy trì trung bình là 6 tháng đến 1 năm.

Tuy nhiên, nếu răng và xương hàm khỏe, bạn có thể chỉ đeo hàm duy trì trong 1 - 3 tháng. Ngược lại, răng và xương hàm yếu thì thời gian đeo sẽ lâu hơn. Thậm chí là đeo cả đời nếu răng có xu hướng không ổn định thực sự tại vị trí mới. Tuy nhiên, nha sĩ sẽ cân nhắc phương án phù hợp nhất với tình hình thực tế. 

Thời gian đầu đeo hàm duy trì, tức là khoảng 3 - 4 tuần đầu thì bạn có thể đeo liên tục 24/24 tiếng mỗi ngày. Sau đó, nha sĩ sẽ hướng dẫn giảm thời gian đeo từ từ xuống còn 20 - 22 tiếng mỗi ngày, 8 - 9 tiếng mỗi ngày. Và càng về sau thì bạn càng có thể linh hoạt được thời gian đeo trong ngày. Miễn sao không ảnh hưởng đến răng và xương hàm.

niềng răng xong có cần đeo hàm duy trì không

Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu còn tùy thuộc vào sức khỏe răng, xương hàm cũng như độ tuổi 

4. Lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

Không đeo hàm duy trì hay đeo hàm duy trì không đúng cách đều ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc chỉnh nha. Vậy như thế nào là đeo hàm duy trì đúng cách?

4.1. Chọn hàm duy trì phù hợp

Hiện có 2 loại hàm duy trì là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Hàm duy trì tháo lắp được chia thành 2 loại là loại kim loại và loại trong suốt. Tùy sở thích cá nhân và sức khỏe răng miệng mà chọn hàm duy trì phù hợp.

4.2. Tuân thủ thời gian đeo

Thời gian đeo hàm duy trì sẽ được quyết định bởi bác sĩ nha khoa. Và việc của bạn là tuân thủ nghiêm ngặt thời gian đeo này. Tuyệt đối không tự ý không đeo hàm duy trì trong thời gian dài.

4.3. Đeo hàm duy trì đúng cách

Nếu là ham duy trì cố định thì bạn không tự ý tháo lắp mà chỉ có nha sĩ mới thực hiện được việc này. Còn hàm duy trì tháo lắp thì tháo ra và đeo vào nhẹ nhàng, cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

không đeo hàm duy trì

Cần đeo hàm duy trì đúng cách để vừa tốt cho sức khỏe răng miệng, vừa đảm bảo mang đến hàm răng đẹp và đều

4.4. Thường xuyên vệ sinh hàm duy trì

Mảng bám thức ăn trên hàm duy trì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đồng thời, gây mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Đó là lý do bạn cần vệ sinh hàm duy trì thường xuyên, ít nhất là 2 lần mỗi ngày (sáng và tối). Đặc biệt là sau mỗi lần ăn uống để loại bỏ hoàn toàn thức ăn bám dính trên hàm.

4.5. Tái khám đúng hẹn của nha sĩ

Điều này là đặc biệt quan trọng với hàm duy trì cố định. Tái khám định kỳ giúp nha sĩ xác định được tình trạng răng có thực sự ổn chưa. Nếu cần điều chỉnh thì sẽ thực hiện kịp thời để gia tăng hiệu quả. Nếu không tái khám sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi ham duy trì không còn phù hợp với răng và xương hàm. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn trả lời được câu hỏi niềng răng xong không đeo hàm duy trì có được không. Từ đó có cách đeo cho đúng để phát huy tối đa hiệu quả mà hàm duy trì mang lại. 

NHA KHOA THÀNH AN

Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: nhakhoathanhanmkt@gmail.com

Hotline: 0988.622.996

Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathanhan/ 

Kết nối kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvue8GRkil3jnPFhLtN5tRw

Kết nối kênh Tik Tok: https://www.tiktok.com/@nkthanhan

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn