Răng cửa bị sâu khiến cho nhiều người phải lo lắng vì gây nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe. Vậy những ảnh hưởng khi sâu răng cửa là gì?

Răng cửa bị sâu khiến cho nhiều người phải lo lắng vì gây nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe. Vậy những ảnh hưởng khi sâu răng cửa là gì? Nếu chẳng may bị sâu phải làm sao khắc phục? Cùng tìm hiểu về các cách điều trị cho răng cửa sâu hiệu quả qua bài viết dưới đây.

I. Răng cửa nằm ở vị trí nào?

Răng cửa là nhóm răng nằm phía trước cung hàm bao gồm tổng cộng 8 răng, 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới. Đây là những chiếc răng có kích thước nhỏ nhất trong cung hàm có vai trò ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm.

Khác với các răng ở vị trí trong cùng răng cửa thường được mọc sớm và thay răng sớm. Những chiếc răng này có thể mọc khi bạn 6 tháng tuổi và sẽ thay răng vào giai đoạn 6 - 7 tuổi.

Răng Cửa Bị Sâu

Răng cửa là những chiếc răng nằm phía trước trên cung hàm

Răng cửa ở vị trí trung tâm được đánh dấu là răng 1 hay còn được gọi là răng cửa giữa. Răng cửa ở cạnh được đánh dấu là răng 2 được gọi là răng cửa bên. Những chiếc răng này đều chỉ có 1 chân thay vì 2 - 3 hay 4 chân như các răng cối, răng hàm,...

Với vị trí “mặt tiền” được mệnh danh là “hàm tiền đạo” nên khi răng cửa bị sâu gây ra ảnh hưởng nhiều đối với đời sống của nhiều người.

II. Những nguyên nhân khiến răng cửa bị sâu

Nguyên nhân khiến răng cửa bị sâu không có gì mới mẻ mà cũng tương tự như các trường hợp sâu răng bình thường. Khi vi khuẩn gây sâu răng ở môi trường thuận lợi với nhiều mảng bám và thức ăn thừa sẽ làm mòn lớp khoáng men răng và làm tổn thương mô cứng của răng.

Một số nguyên nhân dẫn đến sâu răng tấn công gây sâu răng cửa có thể kể đến như:

  • Tình trạng răng cửa mọc lệch lạc, dễ bị giắt thức ăn

  • Vệ sinh làm sạch răng miệng không tốt

  • Các bệnh lý khác về răng miệng ảnh hưởng làm sâu răng cửa

  • Sử dụng các loại thuốc làm khô khoang miệng, vi khuẩn có cơ hội phát triển gây sâu răng

  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đường, axit, nước ngọt có gas,...

  • Khả năng tái tạo khoáng kém dẫn đến mất đi lớp bảo vệ dễ bị sâu răng

Răng Cửa Bị Sâu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng cửa bị sâu phổ biến là vệ sinh không tốt

Tìm hiểu thêm

Chữa Sâu Răng Nhẹ Như Thế Nào?

Khắc phục răng cửa khấp khểnh

3. Dấu hiệu răng cửa bị sâu

Răng cửa bị sâu tương đối dễ nhận biết hơn so với các răng khác vì sở hữu ưu thế vị trí mặt tiền. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết răng cửa đang bị tổn thương, đã hoặc đang sắp phải đối mặt với sâu răng thông qua các dấu hiệu như là:

  • Răng cửa xuất hiện các đốm trắng, đốm nâu đen khác thường. Đặc biệt khá dễ nhận ra khi vừa vệ sinh răng sạch sẽ.

  • Răng cửa nhạy cảm, có cảm giác ê buốt khi ăn các đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng

  • Đau khi dùng răng cửa cắn thức ăn bình thường, hoặc những cơn đau bất chợt xảy đến

  • Xuất hiện các vết sâu, lỗ sâu trên răng, răng có thể bị vỡ nhỏ trong khi ăn uống

  • Khu vực răng cửa bị sưng tấy, nướu bị đỏ gây đau rát khó chịu

Răng Cửa Bị Sâu

Răng cửa bị sâu có dấu hiệu khác nhau theo từng giai đoạn

IV. Những ảnh hưởng khi răng cửa bị sâu

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Răng cửa bị sâu đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống sinh hoạt hằng ngày khi có các triệu chứng đau nhức xuất hiện. Việc ăn uống cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Răng cửa bị sâu xuất hiện các đốm đen thậm chí còn gãy mẻ do sâu sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Người bị sâu răng sẽ tự tin, ngại giao tiếp, phát âm bình thường cũng sẽ gặp ảnh hưởng.

Răng Cửa Bị Sâu

Răng cửa bị sâu gây nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe răng miệng

  • Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng

Khi răng cửa sâu không được điều trị sớm dẫn đến tình trạng nặng hơn, lỗ sâu lớn có thể gây sưng viêm tủy răng, nướu răng, gây hôi miệng,... Nếu sâu răng tấn công gây nhiễm trùng cuống răng thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải nhổ bỏ.

Việc ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt và cần tốn nhiều chi phí để phục hình.

V. Phải làm sao khi răng cửa bị sâu?

Khi răng cửa bị sâu chúng ta cần phải tìm gặp ngay nha sĩ uy tín để điều trị khắc phục sâu răng càng sớm càng tốt. Khắc phục răng cửa sâu ở những giai đoạn sâu răng mới chớm sẽ tương đối nhẹ nhàng, bảo đảm cho tuổi thọ của răng.

Ngược lại nếu như phát hiện và khắc phục trễ sẽ làm sâu răng chuyển nặng, răng tổn thương nghiêm trọng, yếu đi nhiều so với ban đầu. Lúc này khi điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn và hiệu quả bảo tồn răng cũng không được như ban đầu.

Răng Cửa Bị Sâu

Khi răng cửa bị sâu cần khắc phục sớm để ổ sâu không phát triển rộng

VI. Cách phòng ngừa để răng cửa không bị sâu

Để phòng ngừa răng cửa không bị sâu thì bạn có thể áp dụng những lưu ý chăm sóc răng miệng dưới đây cho mình:

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa florua để giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

  • Đánh răng đúng cách với bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa để giúp lấy sạch thức ăn thừa ngăn ngừa mảng bám

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để giúp ích cho răng miệng. Hạn chế nước ngọt có gas, thức ăn nhiều đường, đồ cay nóng, lạnh,...

  • Súc miệng với nước muối loãng để chăm sóc nướu răng, ngăn vi khuẩn tấn công răng nướu

  • Không dùng răng cửa để cắn các vật cứng, khui nước ngọt, không dùng tăm xỉa răng, không ngậm mút tay,... để không gây các tác động xấu đến răng miệng

  • Định kỳ thăm khám nha sĩ và cạo vôi răng mỗi 6 tháng để giúp ngăn ngừa mảng bám gây sâu răng và phát hiện kịp thời tình trạng sâu răng nhằm điều trị sớm

Bài viết chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị răng cửa bị sâu được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã hiểu thêm về ý nghĩa của việc chăm sóc răng miệng khỏe mạnh và rút thêm kinh nghiệm cho mình.

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn