Răng số 7 là một trong những răng hàm quan trọng đảm bảo vai trò làm nhuyễn thức ăn. Vì vậy răng số 7 bị sâu vỡ khiến nhiều người lo lắng sợ ảnh hưởng xấu.
DỊCH VỤ
Răng số 7 là một trong những răng hàm quan trọng đảm bảo vai trò làm nhuyễn thức ăn. Vì vậy răng số 7 bị sâu vỡ khiến nhiều người lo lắng không biết có ảnh hưởng như thế nào? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Răng số 7 bị sâu cũng có dấu hiệu nhận biết tương tự như những chiếc răng khác và có thể được phát hiện ở các giai đoạn khác nhau. Nếu đủ quan tâm đến vấn đề răng miệng thì chúng ta có thể phát hiện các dấu hiệu răng bị sâu ở những giai đoạn đầu chưa đến mức vỡ, hay đau nhức.
Răng số 7 bị sâu vỡ rất dễ nhận biết bởi tình trạng xuất hiện lỗ dò
Răng có đổi màu bất thường, xuất hiện các đốm trắng, đốm nâu đen vị trí bất kỳ trên thân răng, có thể ở mặt nhai hoặc kẽ răng. Vết đốm đen có thể lớn dần hoặc không nhưng sau đó răng có thể xuất hiện các tình trạng đau buốt khi ăn đồ nóng lạnh.
Hiện tượng này xảy ra là do sâu răng đã tấn công qua men răng đến ngà răng và ảnh hưởng đến tủy răng. Khi nhai thức ăn cứng, kết hợp vệ sinh không đúng sẽ xuất hiện các lỗ dò hoặc răng số 7 bị sâu vỡ vụn.
Nguyên nhân khiến răng số 7 bị sâu vỡ là do khi men răng bị mài mòn dẫn đến vi khuẩn tấn công gây sâu răng không được phát hiện và khắc phục sớm. Thói quen ăn uống, vệ sinh không đúng cách hoặc các bệnh lý có thể ảnh hưởng men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Lúc này men răng bị tổn thương nhưng chưa đến mức nghiêm trọng và chưa bị sâu vỡ. Tiếp đó sau một khoảng thời gian khi sâu tấn công vào cấu trúc của răng như ngà và tủy răng sẽ làm răng bị tổn thương yếu đi rất nhiều.
Khi đó răng có thể sẽ bị vỡ ra khi có một lực tác động vừa đủ mà cụ thể là nhai nghiền thức ăn.
Tìm hiểu thêm
Răng số 7 là răng cối lớn nằm sâu bên trong và đảm nhận vai trò nhai nghiền thức ăn giúp ích cho hệ tiêu hoá. Các vị trí răng cửa có thể bị vỡ mẻ khi cắn vật cứng do cấu tạo thon mỏng hoặc do sâu răng nhưng với răng 7 thì đa phần răng bị vỡ là do vi khuẩn tấn công sâu vào cấu trúc của răng.
Răng số 7 bị sâu vỡ là giai đoạn sâu nghiêm trọng răng bị tổn thương nặng
Sâu răng làm răng 7 bị vỡ là giai đoạn tình trạng sâu nghiêm trọng khi các cấu trúc răng đã bị tổn thương lớn, không còn liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu răng 7 đã sâu đến giai đoạn này nhưng không được điều trị khắc phục sớm có thể dẫn đến viêm tủy, thối tủy và cuối cùng là mất răng.
Răng số 7 bị sâu dẫn đến vỡ ra gây đau nhức, hôi miệng do thức ăn bị giắt vào lỗ dò. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng và điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng đến tủy răng, răng yếu dần và cuối cùng mất đi.
Ngoài các tác hại này thì việc sâu răng còn dẫn đến các nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng việc ăn nhai và sức khoẻ tiêu hoá. Mất răng còn dẫn đến nguy cơ tiêu xương, làm khuôn mặt mất đi vẻ cân đối hài hoà.
Phương pháp điều trị cho răng 7 bị sâu vỡ thường được bác sĩ thực hiện chính là cố gắng bảo tồn răng. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định mức độ sâu của răng để đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Thông thường răng bị vỡ ra như tình trạng này thì các tổn thương đã đến tủy răng nên bệnh nhân sẽ được chữa tủy. Sau đó bệnh nhân sẽ được hàn trán hoặc bọc sứ cho răng 7 để phục hình răng giúp đảm bảo việc ăn nhai bình thường.
Phương pháp điều trị răng số 7 bị sâu vỡ là hàn trám hoặc bọc
Răng số 7 bị sâu vỡ cần được điều trị ngay để tránh các tổn thương nghiêm trọng không thể cứu vãn. Việc điều trị răng 7 sâu cũng không mất nhiều thời gian hay chi phí nên nếu gặp phải tình trạng này bệnh nhân hãy đến với nha khoa uy tín để khắc phục ngay.
Để phòng ngừa răng số 7 bị sâu vỡ thì bạn cần lưu ý xây dựng những thói quen chăm sóc răng miệng khoa học. Trong đó bao gồm những điều như:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Để ngăn ngừa sâu răng mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần với kem đánh răng có chứa flour. Nên sử dụng bàn chải có lông mềm để làm sạch nhẹ nhàng ở những khu vực kẽ răng, rãnh mặt nhai của răng.
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy thức ăn thừa thay vì tăm xỉa răng để tránh làm tổn thương răng và nướu. Sau mỗi bữa ăn có thể súc miệng bằng nước muối để giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng.
Chăm sóc vệ sinh, ăn uống lành mạnh và thăm khám định kỳ để ngừa sâu răng
Lựa chọn thức ăn thân thiện cho răng miệng
Ngoài vấn đề vệ sinh làm sạch thì răng miệng còn có thể bị ảnh hưởng bởi loại thức ăn mà chúng ta nạp vào. Để răng chắc khỏe nên hạn chế ăn các thực phẩm cứng, giòn dai, nóng, lạnh, nước uống có gas, đồ ngọt,...
Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần đồng thời cạo vôi răng cũng là cách giúp ngăn ngừa răng 7 sâu vỡ. Sâu răng phát triển theo giai đoạn nên việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn chặn răng sâu chuyển biến nặng dẫn đến vỡ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về răng số 7 bị sâu vỡ và những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị phòng ngừa. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã hiểu thêm về tầm quan trọng của răng số 7 và có cách chăm sóc răng miệng hợp lý hơn.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!