TƯ VẤN BỞI CHUYÊN GIA
Đội ngũ bác sĩ Thành An
17 năm kinh nghiệm điều trị
5000+ ca chỉnh nha thành công
Tư vấn ngayMột trong số những khí cụ niềng răng cần phải thay thường xuyên phải kể đến dây cung. Vậy bao lâu thì chúng ta phải thay dây cung niềng răng?
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Một trong số những khí cụ niềng răng cần phải thay thường xuyên phải kể đến dây cung. Vậy bao lâu thì chúng ta phải thay dây cung niềng răng? Tại sao phải thực hiện điều này? Hãy cùng tham khảo bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha Khoa Thành An để hiểu thêm về tác dụng của việc thay dây cung.
Dây cung niềng răng cùng với mắc cài được xem là những bộ phận chủ lực để giúp chỉnh nha kéo răng về đúng vị trí. Khí cụ này không chỉ cần đảm bảo các yêu cầu về độ cứng, độ đàn hồi, kích thước để đảm bảo hiệu quả niềng răng mà còn phải được thay thường xuyên.
Khoảng mỗi 1 - 2 tháng thì bạn sẽ được thay dung cung niềng răng
Thay dây cung niềng răng được xem là một trong những việc cần thiết và không hề xa lạ với những ai đã và đang niềng răng. Thông thường chúng sẽ được thay mỗi 1 - 2 tháng một lần, tần suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy tình trạng răng miệng của bệnh nhân và giai đoạn niềng.
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng tại sao cần phải thay khí cụ niềng năng này và thay dây cung niềng răng có tác dụng gì. Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên ta hãy nói đến kết cấu và tác dụng của bản thân dây cung niềng răng.
Dây cung niềng răng là một thanh thép không gỉ hoặc hợp kim của các kim loại quý có thiết kế dạng mảnh nhỏ gọn. Chúng sẽ được gắn lên rãnh mắc cài và chốt lại cùng khí cụ nha khoa bên trong răng hàm để tác động một lực kéo lên mắc cài và kéo chỉnh răng.
Tác dụng của thay dây cung niềng răng chung quy là giúp đảm bảo hiệu quả niềng răng
Và việc thay dây cung niềng sẽ giúp đảm bảo hiệu quả niềng răng theo từng giai đoạn hay tình huống.
Tìm hiểu thêm
Vì là bộ phận tác động lực siết lên răng nên bản thân dây cung chịu nhiều áp lực, nhưng nó phải đồng thời có thiết kế mảnh khảnh để không làm bệnh nhân khó chịu hay nguy hiểm. Chính vì lý do trên mà các loại dây cung thường khá dễ bị cong, nứt, đứt, gãy, tuột.
Thay dây cung niềng răng khi bị đứt bung giúp quá trình niềng được đảm bảo
Lúc này chúng ta cần phải thay mới để bảo vệ an toàn và hiệu suất của quá trình niềng răng. Việc này sẽ thực hiện tại thời điểm xảy ra vấn đề sẽ khác với việc thay định kỳ cần thiết theo phác đồ điều trị mỗi 1 - 2 tháng 1 lần.
Thông thường mỗi 1 - 2 tháng bạn cần thăm khám định kỳ và thay dây cung niềng răng vì đến hẹn. Bởi trong thời gian niềng răng kéo chỉnh nha răng đã di chuyển dần và dây cung sẽ bị nới lỏng hơn so với lúc đầu.
Vì vậy cần gắn dây cung mới và điều chỉnh lực siết mới phù hợp với tình trạng hiện thời của răng miệng. Có như vậy hiệu quả niềng răng mới luôn được đảm bảo và phát triển theo đúng lộ trình mong đợi của phác đồ.
Ngoài việc đến kỳ thay dây định kỳ thì ở các cột mốc chuyển giai đoạn như từ san đều răng sang giai đoạn đóng khoảng, giai đoạn chỉnh khớp cắn,... thì dây cung niềng răng sẽ được đổi mới theo đúng nghĩa bởi sẽ có sự điều chỉnh kích thước so với dây cung ở giai đoạn trước.
Dây cung niềng răng được thay để giúp đảm bảo lực siết tác động mỗi giai đoạn
Việc thay mới dây cung này sẽ đáp ứng nhu cầu chỉnh nha ở các giai đoạn khác nhau. Như giai đoạn đầu cần sang điều răng thì sẽ cần dây có kích thước 0.014 - 0.016. Đến giai đoạn đóng khoảng thì dây cung có kích thước 0.016 - 0.025, chỉnh khớp cắn duy trì vị trí răng là từ 0.019 - 0.025,..
Áp lực lực siết ở mỗi giai đoạn thay mới sẽ khác biệt nên việc thay mới chủng loại kích thước là điều không thể bỏ qua. Chung quy lại tác dụng của việc thay dây cung khi niềng răng là giúp đáp ứng yêu cầu chỉnh nha ở mỗi giai đoạn và duy trì điều kiện kéo chỉnh răng tốt nhất.
Thay dây cung niềng răng không chỉ đơn thuần là gắn dây cung vào đúng khớp trên rảnh mắc cài mà còn liên quan đến việc kỹ thuật điều chỉnh và siết lực. Vì vậy dù thay dây cung trong trường hợp nào bạn cũng cần đến sự hỗ trợ của nha sĩ có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha của mình.
Không nên tự ý tác động lên dây cung khi chúng bị thừa tuột ra cong vẹo, bung mà không hiểu gì về kiến thức chuyên khoa, không có đủ kỹ thuật, dụng cụ,... Lúc này bạn có thể dùng sáp nha khoa để cố định tạm dây cung lên mắc cài và liên hệ nha khoa đang điều trị để được xử lý.
Khi muốn thay dây cung cần có sự hỗ trợ của nha sĩ để đảm bảo kỹ thuật yêu cầu
Với trường hợp còn lại là thời điểm thay định kỳ thì bạn cần đến đúng hẹn để không làm ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng. Đương nhiên với việc thay dây cung lúc này không thể thiếu được sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.
Đồng thời thời điểm thay dây cung bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lực siết và chỉnh vị trí sau khoảng thời gian niềng. Điều này giúp đáp ứng giai đoạn tiếp theo trong quá trình niềng răng và điều này đương nhiên sẽ cần đến sự hỗ trợ của nha sĩ.
Sau các thời điểm thay dây cung thì bạn sẽ cảm thấy khá đau nhức do thay đổi lực siết khác nhau, tuy nhiên mức độ không quá nhiều. Nếu lúc nào có cảm giác bất thường về lực siết cũng có thể là dây cung đang gặp vấn đề bạn cũng cần liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về việc bao lâu thì nên thay dây cung niềng răng và giải đáp lý do vì sao mà chúng ta cần phải thay thế khí cụ này. Hy vọng những thông tin mà Nha khoa Thành An chia sẻ đã giúp ích cho bạn, giúp bạn hiểu thêm về các khí cụ niềng răng.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!