Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Thành An
100% tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Được đào tạo chuyên về niềng răng
Tư vấn ngayTuột dây cung khi niềng răng là một vấn đề khá phổ biến thường và nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian niềng răng.
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Tuột dây cung khi niềng răng là một vấn đề khá phổ biến thường và nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian niềng răng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các hướng xử lý giải quyết cũng như phòng ngừa tình trang dây cung niềng răng bị tuột để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha của mình qua bài viết dưới đây.
Tuột dây cung khi niềng răng là một tình trạng phổ biến đối với các phương pháp niềng răng mắc cài nói chung. Đây là khí cụ thường được làm từ các loại hợp kim có tính đàn hồi cao chịu được áp lực để kéo chỉnh răng hàm về đúng vị trí thông qua kết nối với rảnh mắc cài.
Trường hợp bị tuột dây cung khi niềng răng có khá nhiều
Dây cung đóng vai trò chủ chốt và thường chịu nhiều lực siết tác động nên cũng dễ bung tuột, thậm chí đứt gãy. Thêm vào đó những tác động lực từ bên ngoài như ăn uống quá mạnh, vệ sinh của bệnh nhân cũng sẽ làm lỏng bung dây cung niềng răng.
Cụ thể hơn các trường hợp dây cung niềng răng bị bung tuột phổ biến bao gồm:
Dây cung bị tuột
Trường hợp lực siết quá mạnh tạo áp lực quá lớn lên dây cung khiến nó bị tuột khỏi rãnh mắc cài, hoặc đầu nối. Bên cạnh đó chốt móc mắc cài bị gãy, tuộc hoặc dây thun bị đứt, mất, tuột trong trường hợp niềng răng mắc cài truyền thống.
Dây cung bị cong vênh
Dây cung niềng răng bị lỏng, bị tuột còn có thể xuất hiện trong trường hợp dây cung bị cong vênh. Lúc này nó không vừa khít với rãnh mắc cài thì trong quá trình sinh hoạt ăn uống vệ sinh cũng cực kỳ dễ bị bung ra.
Dây cung bị tuột, bung đứt cho áp lực bên trong lẫn bên ngoài
Dây cung bị thừa
Trường hợp này là do quá trình dịch chuyển răng tốt về vị trí hoàn hảo so với ban đầu nên dây cung bị thừa ra. Việc này có thể khiến dây cung bị cong vênh không còn đảm bảo lực siết và phần đầu dây có thể đâm vào nướu lợi gây tổn thương.
Dây cung bị đứt
Áp lực quá lớn từ bên trong lẫn bên ngoài cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng trong khi mắc cài hay dây thun vẫn còn tốt. Việc bị đứt ở một phần dây cung sẽ làm khí cụ này bị bung và không thể phát huy tác dụng của mình.
Tìm hiểu thêm
Bị tuột dây cung khi niềng răng là được xem là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả niềng răng. Đây là điều vô cùng dễ hiểu bởi khí cụ này là phần tác động lực để giúp răng di chuyển về vị trí đúng trên khung hàm.
Nếu nó bị bung, tuột hay đứt cần được khắc phục ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất niềng răng. Nó có thể sẽ làm quá trình niềng răng bị kéo dài thêm, tốn thêm nhiều thời gian chi phí nếu như không được khắc phục sớm.
Tuột dây cung khi niềng răng có những ảnh hưởng xấu cho hiệu quả niềng
Bên cạnh đó việc dây cung niềng răng bị tuột, bung, đứt cũng có thể làm tổn thương đến khoang miệng của bệnh nhân. Dây cung có thể đâm vào nướu má làm chảy máu, gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân.
Khi dây cung niềng răng bị lỏng tuột người niềng hoặc có thể quan sát được hoặc có cảm giác lực siết thay đổi. Đối với tình huống có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường như hiện tượng bung tuột dây cung ra khỏi mắc cài rõ rệt thì bệnh nhân hãy nhờ đến sự hỗ trợ của sáp nha khoa.
Hãy đặt dây cung vào rãnh mắc cài và dùng sáp nha khoa cố định dây với vị trí mắc cài. Thông qua sự hỗ trợ của sáp dây cung sẽ được giữ ổn định hạn chế bung tuột làm tổn thương khoang miệng. Sau đó bạn hãy đến đơn vị nha khoa đang thực hiện niềng răng cho bạn để được bác sĩ hỗ trợ xử lý hoặc thay mới.
Nên liên hệ và tái khám sớm dù chưa đến thời gian định kỳ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của khí cụ. Và đương nhiên nên khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả niềng răng.
Để hiện tượng tuột dây cung khi niềng răng thì bệnh nhân cần cải thiện các thói quen sinh hoạt của mình. Trong đó điển hình là thói quen ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt hằng ngày bao gồm:
Các thực phẩm giòn cứng, dẻo dai hay cần quá nhiều lực nhai để ăn thì bệnh nhân nên tránh xa để hạn chế ảnh hưởng đến dây cung. Do bản thân của dây cung đã gánh nhiều áp lực nếu ăn các loại thực phẩm này thì áp lực nhân tăng đôi khiến bản thân khí cụ lẫn răng đang niềng không thể đáp ứng.
Để hạn chế bị tuột dây cung khi niềng răng nên từ bỏ các thói quen xấu
Một trong những việc bạn nên làm để bảo vệ dây cung niềng răng không bị đứt bung tuột chính là vệ sinh răng miệng đúng cách. Việc chà sát mạnh, không khoa học sẽ dẫn đến dây cung dây thun rất dễ bung ra ngoài.
Va chạm mạnh trong quá trình tham gia các hoạt động mang tính vận động mạnh sẽ dễ làm dây cung niềng răng bị bung tuột. Chưa kể nếu có chấn thương tại vùng mặt sẽ gây đau đớn và tổn thương nghiêm trọng cho khoang miệng.
Ngoài những lưu ý về sinh hoạt thói quen để cải thiện tình trạng tuột dây cung khi niềng răng thì để giảm tình trạng này bạn cũng nên lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín. Bác sĩ có tay nghề chuyên môn kỹ thuật sẽ giúp bạn lựa chọn loại dây cung phù hợp và điều chỉnh lực chuẩn xác.
Từ đó giúp hạn chế được các tình trạng sai sót trong niềng răng đảm bảo hiệu quả quá trình chỉnh nha. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha Khoa Thành An.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng tuột dây cung khi niềng răng mà khá nhiều người đang niềng răng gặp phải. Hy vọng qua những thông tin hướng dẫn cách xử lý phòng ngừa trên bạn có thể phòng tránh tình trạng này để đảm bảo hiệu quả niềng răng tối ưu nhất.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!