Hướng dẫn cách đặt lưỡi đúng cách khi tập Mewing

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Mewing đang ngày càng trở nên phổ biến bởi phương pháp này giúp cải thiện đường nét khuôn mặt mà không cần phẫu thuật dao kéo. Nhưng liệu bạn có biết cách đặt lưỡi đúng cách khi Mewing hay chưa? Nếu chưa thì tham khảo ngay nội dung bài viết bên dưới nhé!

I. Đặt lưỡi đúng cách là như thế nào? 

Đặt lưỡi đúng cách là một trong những việc quan trọng nhất khi tập Mewing. Theo đó, bạn cần đặt lưỡi dàn trải lên vòm hàm trên. Làm sao đó để bề mặt của lưỡi được tiếp xúc tối đa với vòm hàm trên, tức là từ đầu lưỡi, thân (lưng) lưỡi đến gốc lưỡi đều áp sát lên vòm miệng.

Ngoài ra, cách đặt lưỡi đúng cách nữa là đầu lưỡi không được chạm vào răng cửa mà phải cách răng cửa một khoảng tối thiểu 1cm. Nếu không, lưỡi sẽ vô tình đẩy răng cửa về phía trước, dẫn đến hô vẩu. Đây chính là một trong những lỗi cơ bản và thường gặp nhất khi tập Mewing. 

A close up of a mouth

Description automatically generated

Cách đặt lưỡi đúng cách là bề mặt lưỡi tiếp xúc tối đa với vòm hàm trên, đầu lưỡi cách răng cửa ít nhất 1cm

Tìm hiểu thêm 

Tập mewing cằm lẹm có khắc phục hiệu quả cho cằm lẹm không?

Các bài tập Mewing: Những điều cần biết khi thực hiện

II. Tác hại của đặt lưỡi sai tư thế 

Việc đặt lưỡi sai trong quá trình tập Mewing không chỉ ảnh hưởng đến vòm miệng, sức khỏe răng miệng mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể. Cụ thể như sau:

2.1. Gây chen chúc răng

Đặt lưỡi sai cách khiến vòm miệng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến không gian trên cung hàm. Và khi cung hàm không đủ khoảng trống để răng mọc thì các răng sẽ chen chúc nhau, mọc khấp khểnh, vừa mất thẩm mỹ, vừa khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. 

2.2. Khiến răng mọc thưa, hô

Việc luyện tập lưỡi và đặt lưỡi không đúng cách còn gây ra các khoảng trống, khe thưa giữa răng. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến răng hô vẩu, đặc biệt là răng cửa. Tình trạng này thường xảy ra với những người có thói quen đặt và đẩy đầu lưỡi về phía răng cửa trong khi tập Mewing. 

2.3. Mòn răng, răng suy yếu

Nhiều người đặt lưỡi sai cách và nghiến chặt hai hàm răng lại với nhau. Lâu dần, làm bào mòn lớp men răng, khiến răng suy yếu, ê buốt, dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến sâu răng. Bên cạnh đó, nghiến răng trong khi tập Mewing còn gây ra các cơn đau hàm, đau đầu, đau mỏi vai gáy, nhất là sau khi ngủ dậy.

Close-up of a person's teeth

Description automatically generated

Đặt lưỡi sai cách gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, hô hấp, nuốt cùng nhiều biến chứng khác 

2.4. Khuyết điểm trên mặt thêm trầm trọng

Cách đặt lưỡi đúng sẽ giúp các đường nét trên mặt trở nên hài hòa, cân đối. Ngược lại, đặt lưỡi sai cách sẽ làm các khuyết điểm trên mặt càng thêm nghiêm trọng. Người mặt lệch sẽ càng thêm lệch, người bị cằm lẹm sẽ càng trở nên không có cằm. Hay thậm chí là dẫn đến liệt cơ mặt.

2.5. Các vấn đề về hô hấp và nuốt

Tư thế đặt lưỡi không đúng còn gây ra các vấn đề hô hấp, chẳng hạn như làm hẹp đường thở, dẫn đến hiện tượng ngáy và ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, việc nuốt cũng trở nên khó khăn hơn, gây áp lực lên hệ tiêu hóa cũng như các vấn đề về sức khỏe khác. 

2.6. Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Khi tập Mewing, đặt lưỡi sai cách còn là nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau mỏi hàm, đau nhức khớp thái dương hàm, đau đầu cùng hàng loạt vấn đề khác. 

III. Các bước thực hiện cách đặt lưỡi đúng cách

Dưới là các bước giúp bạn thực hiện cách đặt lưỡi đúng cách khi Mewing để mang lại hiệu quả cao nhất. 

A close-up of a person's face

Description automatically generated

Nên đặt lưỡi đúng theo các hướng dẫn khi tập Mewing để mang lại hiệu quả cao và phòng tránh các biến chứng 

  • Bước 1: Khép miệng và xác định vị trí đặt lưỡi đúng. Nên đặt đầu lưỡi ở phía sau răng cửa, sau đó, dịch chuyển đầu lưỡi về phía sau khoảng 1 - 2cm. Hay đơn giản hơn là phát âm chữ N rồi kéo dài ra sẽ giúp bạn tìm được vị trí đặt lưỡi đúng.  
  • Bước 2: Từ từ đẩy phần thân và phần gốc lưỡi lên vòm hàm trên và tác dụng một lực vừa đủ lên vòm hàm. Trong khi đó, phần đầu lưỡi thì được “khóa lại”. 
  • Bước 3: Cố gắng không để lưỡi chạm vào răng cửa cũng như không tác dụng lực quá mạnh lên vòm hàm trên để tránh bị nghiến răng. Làm sao đó để hai hàm răng khẽ chạm vào nhau là được. 
  • Bước 4: Duy trì tư thế đặt lưỡi như vậy và hít thở bằng mũi trong khoảng 30 phút hoặc đến khi bạn không giữ được nữa, miễn sao cảm thấy việc thở không bị cản trở. 
  • Bước 5: Nghỉ ngơi vài phút rồi lặp lại các bước trên. Đến khi cơ thể thích nghi được với tư thế lưỡi như vậy thì bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào rảnh rỗi hoặc ít nhất là 4 - 6 lần/ ngày. 

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết cách đặt lưỡi đúng cách khi tập Mewing. Nhìn chung, đặt lưỡi đúng cách mang đến nhiều lợi ích, còn đặt lưỡi sai cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì thế, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn để đảm bảo mang lại hiệu quả cao và phòng tránh các biến chứng. 

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), Trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,...)  nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn