Để cải thiện các khuyết điểm về khuôn mặt, nhiều người lựa chọn phương pháp Mewing. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp các bài tập Mewing để bạn tham khảo và thực hiện. Từ đó, khắc phục được các khiếm khuyết trên gương mặt một cách tích cực, hiệu quả. 

I. Tổng hợp các bài tập Mewing cho mặt/ răng 

Mewing là phương pháp đặt lưỡi đúng vị trí để điều chỉnh các đường nét trên khuôn mặt. Cụ thể, Mewing có thể giúp xương hàm về đúng vị trí, gương mặt thon gọn hơn, sống mũi cao hơn,… Nhìn chung, có các bài tập Mewing sau.

1.1. Bài tập cơ mặt Mewing

Bài tập cơ mặt Mewing dành cho những người có vấn đề về khớp cắn như khớp cắn hở, khớp cắn sâu, dẫn đến hàm lệch, mặt lệch. Lúc này, kiên trì bài tập Mewing sẽ giúp cải thiện khớp cắn, đồng thời, gương mặt trở nên hài hòa, cân đối và thẩm mỹ hơn. 

bai-tap-co-mat-mewing

Có nhiều bài tập Mewing như bài tập cơ mặt Mewing, bài tập Mewing răng hô

1.2. Bài tập Mewing răng hô

Bài tập Mewing răng hô được áp dụng để hỗ trợ điều trị răng hô, đặc biệt là hô hàm. Nếu tập đúng cách thì hàm trên sẽ được thu gọn lại, đồng thời, giúp người tập loại bỏ thói quen thở bằng miệng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe tổng thể. 

Tham khảo

Cách mewing mặt lệch đúng cách

Tập mewing cằm lẹm có khắc phục hiệu quả cho cằm lẹm không?

II. Kết quả có thể đạt được khi tập Mewing đúng cách

Nhìn chung, các bài tập Mewing cho mặt/ răng về cơ bản là giống nhau về cách thực hiện. Nếu tập kiên trì, nhẫn nại mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tích cực sau. 

  • Cải thiện đường nét trên khuôn mặt, khắc phục tình trạng mặt lệch, giúp khuôn mặt hài hòa và cân đối.
  • Hỗ trợ điều trị răng hô, đặc biệt là hô hàm do thói quen thở bằng miệng. 
  • Điều hòa hơi thở đúng cách, đặc biệt, khi thở bằng mũi thì không khí được lọc bởi lông mao trong mũi trước khi vào phổi nên hạn chế các bệnh hô hấp.
  • Loại bỏ những thói quen xấu hàng ngày như đẩy lưỡi, hóp má, hóp thái dương,… khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ. 

bai-tap-mewing-co-mat

Thực hiện Mewing đúng cách và kiên trì giúp cải thiện đường nét trên khuôn mặt 

III. Đối tượng nên và không nên thực hiện Mewing

Bài tập Mewing phù hợp và không phù hợp với ai là thắc mắc chung của nhiều người.

3.1. Người nên thực hiện Mewing

Người có vấn đề về khớp cắn như khớp cắn hở, khớp cắn sâu rất nên tập Mewing. Vì cơ chế hoạt động của Mewing chính là điều chỉnh vị trí đặt của lưỡi, từ đó, cải thiện khớp cắn và xương hàm. 

Ngoài ra, bài tập Mewing còn dành cho những người bị hô hàm do thói quen thở bằng miệng. Lúc này, đặt lưỡi đúng vị trí sẽ giúp cân bằng cung răng, hàm trên được thu gọn vào, giảm bớt tình trạng hô. 

3.2. Người không nên thực hiện Mewing

Mewing là phương pháp không xâm lấn nên nhìn chung là an toàn. Tuy nhiên, những người dưới đây không nên tập Mewing vì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

  • Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm, hàm dưới bao phủ lấy hàm trên. 
  • Khớp cắn sâu do xương. 
  • Hô hàm ở cả hai hàm trên và dưới.
  • Răng mọc chen chúc, lộn xộn, khấp khểnh,…
  • Đang trong quá trình điều trị chỉnh nha (VD: niềng răng chỉnh nha)

bai-tap-mewing-rang-ho

Các bài tập Mewing không phù hợp với người đang thực hiện chỉnh nha (niềng răng)

IV. Hướng dẫn chi tiết bài tập Mewing cải thiện mặt lệch hiệu quả 

Để cải thiện tình trạng mặt lệch, bạn có thể thực hiện bài tập Mewing theo hướng dẫn các bước sau: 

  • Bước 1: Đặt lưỡi đúng vị trí, làm sao đó để toàn bộ thân lưỡi đều dàn trải lên vòm hàm trên. Đặc biệt là lưỡi không được chạm vào răng cửa trong suốt quá trình tập.
  • Bước 2: Sử dụng cơ miệng để kéo căng đôi môi và từ từ nuốt nước bọt. Lưu ý là không nên nuốt nước bọt quá nhanh để tránh bị sặc, nghẹn.
  • Bước 3: Khép hai môi lại và giữ nguyên khẩu hình cũng như vị trí đặt lưỡi trong 30 phút. Trong thời gian này, giữ thẳng lưng và hít thở đều bằng mũi. 
  • Bước 4: Nghỉ ngơi vài phút rồi thực hiện lại. Mỗi ngày tập vài tiếng, đến khi đã quen với bài tập cơ mặt Mewing rồi thì có thể tập bất cứ lúc nào rảnh rỗi. 

V. Những thắc mắc thường gặp về bài tập Mewing 

Dưới đây là một vài thắc mắc thường gặp về bài tập Mewing, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. 

5.1. Thời gian tập Mewing mỗi ngày như thế nào?

Để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thực hiện bài tập Mewing ít nhất 20 - 30 phút mỗi ngày. Sau vài tuần tập thì có thể tăng thời gian tập lên 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng,… Sau đó thì có thể tập bất cứ khi nào rảnh rỗi. Nhưng lưu ý là nên tăng thời gian tập từ từ để cơ thể làm quen với khẩu hình miệng. 

thoi-gian-tap-mewing

Nên thực hiện Mewing ít nhất 20 - 30 phút mỗi ngày, sau đó tăng thời gian tập lên từ từ 

5.2. Hiệu quả khi tập bài tập Mewing trong bao lâu?

Các bài tập Mewing không mang lại hiệu quả tức thì mà theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Theo các chuyên gia, ít nhất là sau 8 tháng tập thì bạn mới cảm nhận được hiệu quả. Trường hợp đặc biệt, phải tập liên tục trong nhiều năm mới thấy được các thay đổi tích cực. 

5.3. Tập Mewing sai cách sẽ gặp những biến chứng gì?

Thực hiện bài tập Mewing không đúng sẽ gặp những biến chứng không mong muốn như: Khuyết điểm trên mặt càng thêm trầm trọng; đau lưỡi, đau răng, đau hàm gây khó khăn khi ăn uống; xuất hiện quầng thâm mắt; đau cơ cổ sau khi ngủ dậy; phát sinh các vấn đề về hô hấp, nuốt,…

Chính vì vậy, quá trình tập Mewing cần tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia để phòng tránh các biến chứng trên. Nếu phát hiện dấu hiệu tập sai thì cần nhanh chóng điều chỉnh, sửa đổi lại cho đúng.

Trên đây là những chia sẻ về bài tập Mewing để bạn tham khảo và áp dụng. Hy vọng sẽ giúp bạn cải thiện được các khuyết điểm trên khuôn mặt một cách tích cực, hiệu quả. Mọi nhu cầu thăm khám, kiểm tra răng miệng và thực hiện chỉnh nha, đừng quên liên hệ đến Nha khoa Thành An để được hỗ trợ nhanh chóng. 

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn