TƯ VẤN BỞI CHUYÊN GIA
Đội ngũ bác sĩ Thành An
17 năm kinh nghiệm điều trị
5000+ ca chỉnh nha thành công
Tư vấn ngayCách giảm đau khi niềng răng như thế nào? - Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi thực hiện niềng răng. Hãy cùng Nha khoa Thành An tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Nếu bạn đang trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải trải qua một thời gian đau nhức và khó chịu. Vậy nên, bạn hãy tìm kiếm cho mình những cách giảm đau khi niềng răng một cách hiệu quả. Vậy bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Thành An để biết được 12 cách làm giảm đau khi niềng răng nhé!
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng mắc cài để gắn lên trên răng để tạo lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Giai đoạn đầu khi niềng răng được xem là giai đoạn đau nhất. Khi mới đeo mắc cài, răng sẽ bị tác động nên chưa thích ứng được và có thể cảm nhận đau nhức và khó chịu. Chỉ sau vài tuần, bạn sẽ thấy quen dần và cảm giác này sẽ hết, lấy lại được cảm giác ăn nhai thoải mái.
Niềng răng đau nhất là khi nào?
Tình trạng này không phải ai khi niềng răng cũng trải qua, sẽ có một số những trường hợp chỉ đau nhẹ nhưng có có người không cảm thấy đau nhức khi niềng răng. Vậy nên bạn cần biết được một số cách giảm đau khi niềng răng.
Tìm hiểu thêm
Nếu bạn gặp tình trạng niềng răng xong bị đau và ê buốt thì đừng quá lo lắng. Bởi răng của bạn đang ở trạng thái bình thường, khi niềng răng phải chịu một lực tác động nhất định làm nới lỏng răng, giúp răng dịch chuyển về vị trí mới nên chưa có thời gian để thích nghi.
Cách giảm đau khi niềng răng
Theo một số bác sĩ niềng răng thì biểu hiện ê buốt răng sau khi niềng chỉ kéo dài trong vài ngày sau khi niềng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì có thể đây là những biến chứng thường gặp sau khi niềng răng mà bạn cần chú ý. Bạn cũng nên áp dụng một số cách giảm đau khi niềng răng dưới đây.
Để giúp bạn hạn chế tình trạng này, dưới đây là 12 cách giảm đau khi niềng răng:
Bạn có thể sử dụng cách giảm đau khi niềng răng sau khi xiết răng mà bạn cảm thấy đau nhức. Bạn hãy chườm túi đá trong 24h để làm giảm sưng và làm giảm đau cho hàm răng của mình. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm lạnh để cải thiện tình trạng này.
Đối với một số trường hợp niềng răng thì bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng viêm loét hay bị nhiệt trong miệng do cọ xát mắc cài. Nhưng khi đó bạn hãy giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm trong 60 giây để làm giảm kích ứng và viêm loét hơn.
Sử dụng nước muối để súc miệng khi bạn niềng răng bị đau
Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để giảm đau khi niềng răng trong trường hợp bạn bị đau ở lợi hay xung quanh hàm. Bạn cũng nên sử dụng một miếng dán nóng hoặc dùng một chiếc khăn được nhúng nước để giảm đau.
Bạn có thể sử dụng sáp nha khoa - đây là cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả. Bạn có thể bôi sáp vào những vị trí sắc nhọn cọ xát vào mắc cài, dây cung. Khi đó nướu không bị cọ với mắc cài sẽ giúp tránh được tổn thương. Phương pháp này giúp giảm đau một cách hiệu quả trong trường hợp mắc cài gây khó chịu, đau nhức nghiêm trọng.
Bạn có thể thực hiện việc massage nướu răng để làm giảm đau khi niềng răng. Việc sử dụng ngón tay để xoa nướu răng một cách nhẹ nhàng sẽ giúp cho các mô giảm đau nhức khi răng bị siết chặt.
Khi niềng răng, nếu bạn nhau những thức ăn cứng thì răng sẽ cực kỳ khó chịu hoặc có thể bị sai lệch vị trí. Vậy nên, bạn cần chú ý trong thực đơn của mình nên lựa chọn thực phẩm mềm như canh, súp, rau.
Sử dụng những thức ăn mềm
Khi ăn uống xong, các mảnh vụn thức ăn sẽ rất dễ bị giắt vào mắc cài nên các mảng bám và vi khuẩn sẽ gây ra nhiều bệnh lý. Vậy nên bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 3 lần/ngày và sử dụng bàn chải chuyên dụng và chỉ nha khoa để làm sạch răng.
Cách giảm đau khi niềng răng đó là đeo đồ bảo hộ răng sẽ giúp bảo vệ các mô mềm khỏi những tác động của mắc cài. Bạn nên đeo niềng khi tham gia các hoạt động như thể dục thể thao, tránh va chạm những mắc cài gây tổn thương cho lợi và nướu.
Việc uống thuốc giảm đau trong khi niềng răng sẽ là cách để bạn hạn chế những cơn đau nhanh và hiệu quả. Nhưng việc uống thuốc giảm đau cần thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ.
Bạn hãy luôn giữ trạng thái ổn định, kiên nhẫn những lúc răng bị đau. Bạn cần vượt qua mới có thể sở hữu cho mình một hàm răng đẹp được.
Chế độ ăn không khoa học trong giai đoạn niềng răng sẽ khiến cho răng của bạn bị đau hơn và ê buốt hơn. Bạn cần kiêng một số những thực phẩm mà bác sĩ đã chỉ định không nên ăn để răng có thể ổn định được.
Một trong những cách giảm đau khi niềng răng đó chính là chế độ ăn uống. Món ăn bạn nên chú ý sau khi niềng răng đó là:
Những loại thực phẩm được chế biến từ sữa
Những món ăn làm từ trứng bởi trong trứng có vitamin D tốt cho răng miệng
Bạn nên ăn những loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm, vừa ngon lại vừa bổ dưỡng
Những thực phẩm xốp mềm như ngũ cốc, các loại mì, cơm nấu chín
Thức ăn được nấu hoặc ninh chín. mềm như cháo, súp, bún phở
Các loại rau quả, các món luộc, hấp, đậu phụ
Các loại trái cây như táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố
Trên đây là 12 Cách giảm đau khi niềng răng bạn nên tham khảo và có thể thể áp dụng tại nhà. Hy vọng, với những thông tin mà Nha khoa Thành An cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong quá trình niềng răng. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ niềng răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!