TƯ VẤN BỞI CHUYÊN GIA
Đội ngũ bác sĩ Thành An
17 năm kinh nghiệm điều trị
5000+ ca chỉnh nha thành công
Tư vấn ngayNiềng răng ngày nay đã quá phổ biến, đến nỗi khi bạn ra đường, cứ 5 người, y như rằng sẽ có 1 người “răng sắt”. Chính vì sự phổ biến đó, mà các câu hỏi xoay quanh vấn đề này cũng không phải là ít. Theo thống kê của các chuyên gia tại Nha khoa Thành An, nỗi ám ảnh của hầu hết khách hàng không chỉ là “Đeo niềng răng có đau không? Nhổ răng để niềng có đau không?” mà “Gắn vít khi niềng răng có đau không?” cũng là một thắc mắc cần có lời giải.
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Cắm vít niềng răng là một kỹ thuật bắt buộc trong nhiều trường hợp niềng răng phức tạp nhằm mang đến hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Và câu hỏi mà nhiều bệnh nhân niềng răng đặt ra đó là cắm vít niềng răng có đau không? Hãy cùng tìm ra đáp án qua bài viết dưới đây cũng như những giải pháp giảm đau nếu có.
Để biết được cắm vít niềng răng có đau không trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thao tác hỗ trợ chỉnh nha này. Minivis hay vít chỉnh nha là một khí cụ bằng titanium có hình tương tự như một chiếc ốc vít nhỏ dùng để bắt vào xương hàm để kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Kích thước của vít chỉnh nha này sẽ rất nhỏ khoảng dài khoảng 6 - 12mm và có đường kính khoảng 1.4 - 2mm. Chúng sẽ được bác sĩ tiến hành cắm vào xương hàm ở vị trí răng hàm số 5 số 6 hoặc vị trí khu vực răng cửa tùy trường hợp và không phải ai niềng răng cũng phải thực hiện kỹ thuật này.
Cắm vít niềng răng có đau không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc
Trong trường hợp bắt buộc cắm vít niềng răng thì số lượng có thể là 4 cái và chia đều cho hai hàm. Để thực hiện bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê và gây mê vô cảm cho vùng niêm mạc cần bắt vít. Tiếp đó bác sĩ sẽ thực hiện bắt vít vào xương hàm bằng dụng cụ chuyên dụng.
Lúc này được gây tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau đớn, sau đó có thể bạn sẽ cảm thấy đau nhẹ ở ngày thứ nhất. Mức độ đau sẽ không đáng kể vì kích thước vít khá nhỏ, chất liệu an toàn có thể tồn tại trong xương hàm và không làm tổn thương niêm mạc.
Việc cắm minivis có đau không thường sẽ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, mức độ chịu đựng và cơ địa bệnh nhân. Nếu bác sĩ tay nghề cao, bắt chính xác thì không gây đau đớn tổn thương nhiều. Ngoài ra bệnh nhân có xương hàm mềm xốp thì cũng đỡ đau hơn so với người có xương hàm cứng.
Tìm hiểu:
Bắt kể việc cắm vít niềng răng có đau không thì trước hết bạn cũng sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau. Đây là hình thức quen thuộc và hỗ trợ bệnh nhân trước các cơn đau có thể xảy ra khi hết thuốc tê, thêm vào đó là các nguy cơ viêm nhiễm.
Nhiều trường hợp bệnh nhân còn cảm thấy không có đau đớn gì, chỉ hơi tê nhẹ như kiến cắn. Vì vậy mà nhiều người thậm chí còn không cần sử dụng đến thuốc giảm đau. Nhưng nhiều trường hợp do xương hàm quá cứng các cơn đau sẽ có mức độ cao hơn thế thì bạn sẽ cần nên uống thuốc.
Cắm vít niềng răng có đau không cũng tùy trường hợp
Sự giúp ích của thuốc có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả, xong trong nhiều trường hợp cơ địa đặc thù, vẫn đau phải làm sao? Đặc biệt là những người dị ứng với thành phần giảm đau của thuốc, bị sưng tấy,...
Khi đó bạn có thể thăm khám hỏi thăm ý kiến bác sĩ và có thể giảm đau bằng các mẹo như sau:
Uống thuốc giảm đau theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ. Thông thường nhiều người uống thuốc giảm đau nhưng bỏ liều nên cơn đau vẫn cứ xảy ra.
Chườm đá lạnh vào vùng má khu vực cắm vít gây đau khoảng 15 phút và lập lại thao tác nhiều lần. Ngoài chườm lạnh thì bạn còn có thể chườm nóng để mang lại hiệu quả tương tự giúp giảm đau cho khu vực này.
Để giảm đau khi cắm vít thì bạn có thể chườm lạnh, chườm nóng hỗ trợ
Cắm vít tác động lên phần nướu và xương hàm để neo giữ nên phần tiếp xúc này bị tổn thương cần thời gian phục hồi. Trong thời gian này bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng cẩn thận tránh cặn thức ăn tích tụ xung quanh vít gây viêm nhiễm sưng đau nghiêm trọng hơn.
Ăn các thực phẩm mềm mại, được chế biến bằng cách ninh, hấp luộc hầm như cháo, súp, ngũ cốc, nước ép,... tránh ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm gây hại cho sự phục hồi vết thương nói chung.
Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời gian vừa mới cắm vít. Hãy coi đây là một kỳ nghỉ có điều kiện và giữ tinh thần vui vẻ cũng sẽ giúp ích cho thời gian niềng răng diễn ra nhanh hơn.
Thành An - địa chỉ niềng răng giá rẻ Hà Nội uy tín có bảo hành dịch vụ đồng hành cùng khách hàng.
Trách các tác động mạnh vào vùng mặt, vệ sinh đánh răng cũng hạn chế tác động vào vùng đang cắm vít. Nếu tác động mạnh bạn sẽ bị đau hơn thậm chí còn có thể làm rơi vít chỉnh nha.
Có thể súc miệng bằng nước muối loãng, nước muối sinh lý hoặc các loại nước lá có tác dụng kháng viêm như bạc hà. Chỗ cắm vít niềng răng có đau không có thể là do ảnh hưởng của vi khuẩn tấn công.Súc miệng bằng các loại nước này có thể giúp làm sạch trung hòa axit vi khuẩn trong khoang miệng.
Ngoài những cách giúp bạn giảm đau khi cắm vít niềng răng như trên thì bạn nên tìm nơi uy tín để thực hiện niềng răng cắm vít. Bởi thực tế một trong những điều quyết định cắm minivis có đau không, niềng răng có đau không chính là bác sĩ chuyên nghiệp kỹ thuật.
Bác sĩ chuyên nghiệp, kỹ thuật cao với thao tác điêu luyện có thể cắm vít chuẩn, không thao tác thừa không làm bệnh nhân đau đớn. Thêm vào đó còn phòng ngừa được các rủi ro cắm vít sai, rụng vít, gây ảnh hưởng bệnh nhân và còn cần thời gian để bắt vít lại.
Súc miệng bằng nước muối, nước bạc hà, trà xanh giúp giảm đau
Thế nên việc quan trọng nhất của người niềng răng để giảm các rủi ro thiệt hại và có được kết quả chỉnh nha tốt nhất là tìm được bác sĩ có chuyên môn. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về việc cắm vít niềng răng có đau không và các biện pháp giúp giảm đau khi bắt vít. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ về cắm vít nha khoa bên trên đã giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm dữ liệu và không quá lo lắng khi thực hiện giai đoạn niềng răng này.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!