Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Thành An
100% tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
Được đào tạo chuyên về niềng răng
Tư vấn ngayQuá trình chỉnh nha niềng răng đôi khi sẽ gặp rất nhiều sự cố phát sinh. Đang niềng răng mà mọc răng phải làm sao là một ví dụ điển hình.
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Quá trình chỉnh nha niềng răng đôi khi sẽ gặp rất nhiều sự cố phát sinh. Đang niềng răng mà mọc răng phải làm sao là một ví dụ điển hình. Việc tìm hiểu các sự cố và cách xử lý trước sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong quá trình niềng răng của mình. Cùng tìm lời giải đáp về vấn đề này trong bài viết sau.
Có khá nhiều trường hợp đang niềng răng lại bị mọc răng
Một ca chỉnh nha niềng răng thông thường kéo dài từ 1,5 năm đến 3 năm, tùy vào từng khuyết điểm trên răng. Vì thế nên nếu không thăm khám, chụp phim và chẩn đoán kỹ càng việc mọc răng trong quá trình chỉnh nha là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu để xảy ra tình trạng này sẽ gây một số phiền toái nhất định cho ca chỉnh nha niềng răng cho bệnh nhân.
Dưới đây là các trường hợp dễ mọc răng nhất. Bạn nên đọc để biết rõ nếu mình thực hiện niềng răng trong những độ tuổi này thì việc đối mặt với tình trạng mọc răng là rất lớn.
Nhóm niềng răng trẻ em từ 7 - 12 tuổi
Độ tuổi này được khuyến khích niềng răng vì mang đến hiệu quả chỉnh nha rất cao. Tuy nhiên, trong độ tuổi này rất nhiều trẻ nhỏ vẫn chưa thay răng xong, hàm răng chưa được hoàn thiện. Do đó trước khi niềng răng nếu không được chụp phim, xác định răng đã thay răng sữa hết chưa sẽ rất dễ gặp tình trạng mọc răng.
Độ tuổi mọc răng khôn rơi vào 18 - 25 tuổi
Ở nhóm tuổi này hàm răng dường như đã hoàn thiện, răng trưởng thành đã được thay hết. Tuy nhiên, có một ví trí răng thường mọc trong độ tuổi này đó chính là răng số 8 hay còn gọi là răng khôn. Răng khôn mọc thường gây rất nhiều biến chứng phiền toái do chúng mọc ngầm, mọc xiên, mọc lệch….
Trên đây là những tình huống răng có thể mọc trong quá trình bạn thực hiện niềng răng. Cùng Nha khoa Thành An tìm ngay các giải pháp khắc phục trong nội dung bên dưới đây.
Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định xử lý tình trạng mọc răng trong từng tình huống
Nếu xảy ra tình huống mọc răng thì đang niềng răng mà mọc răng phải làm sao? Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý từ các chuyên gia nha khoa, bạn có thể tham khảo:
Trước tiên bạn cần giữ tâm lý bình tĩnh, không nên lo lắng quá mức vì thực tế hoàn toàn có cách xử lý trong những tình huống này. Với sự phát triển của công nghệ y khoa hiện đại, các bác sĩ có thể xử lý tình huống này một cách nhẹ nhàng để ít sang chấn và hạn chế ảnh hưởng đến kết quả răng đang niềng.
Nếu mọc răng trong độ tuổi 7 - 12 tuổi và đó là răng sữa thì bác sĩ sẽ ngừng niềng răng và đợi cho chiếc răng vĩnh viễn mọc hoàn thiện. Sau khi các răng vĩnh viễn đã ổn định sẽ tiếp tục quá trình niềng răng.
Đối với các đối tượng niềng răng từ 18 – 25 tuổi gặp tình trạng mọc răng khôn thì cách xử lý như sau:
Trong những trường hợp răng khôn mọc lệch mọc ngầm gây viêm nhiễm, sưng đau bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn và tiếp tục quá trình niềng răng.
Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng không có biến chứng nào thì bạn không nhất thiết phải nhổ răng. Bác sĩ có thể thực hiện các thao tác chỉnh nha để toàn bộ cung hàm đều được điều chỉnh đều đặn, cân đối vị trí các răng.
Bạn không nên quá lo lắng việc đang niềng răng mà mọc răng phải làm sao. Ngay cả khi có chỉ định nhổ răng khôn khi niềng răng cũng không quá đáng lo ngại. Vì hiện nay công cụ nha khoa hiện đại, bác sĩ lại giỏi chuyên môn nên việc nhổ răng nhanh chóng lại rất nhẹ nhàng, ít chảy máu và hạn chế biến chứng.
Bạn nên đến gặp các bác sĩ nha khoa sớm ngay khi thấy có những biểu hiện mọc răng để được thăm khám và tư vấn cách xử lý trong từng tình huống một cách tốt nhất.
Hỏi Đáp: Niềng răng tốn bao nhiêu tiền
Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng cần được lưu ý
Nếu có nhổ răng trong quá trình thực hiện niềng răng bạn cần lưu ý các cách chăm sóc sau đây:
Không nên khạc nhổ quá mạnh, thay vào đó bạn nên nhẹ nhàng thay băng gạc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các vận động mạnh có thể khiến máu chảy nhiều hơn đấy.
Tình trạng đau nhức sau nhổ răng là khó tránh khỏi. Bạn có thể chườm đá hoặc uống thuốc giảm đảm theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu có tình trạng sưng và bầm tím bạn cũng không nên quá lo ngại, chỉ cần ăn nhai nhẹ nhàng, ăn đồ mềm, lỏng. Sau vài ngày tình trạng sưng bầm sẽ hết.
Trong thời gian nhổ răng trong lúc niềng răng bạn nên vận động nhẹ, ưu tiên nghỉ ngơi để tránh gây tổn thương đến hệ thần kinh.
Nên ăn uống đủ dưỡng chất, ưu tiên ăn uống cháo, súp, sữa…Tránh đồ cay, nóng, đồ cứng, dai, thức uống chứa cồn, cafein…
Tốt nhất bạn nên ngưng hút thuốc lá tối thiểu 72 giờ sau khi nhổ răng khôn vì thuốc lá gây ảnh hưởng không tốt đến vết thương.
Vệ sinh răng miệng theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng nước súc miệng sau khi mới nhổ răng.
Việc mọc răng trong quá trình niềng răng cũng là sự cố thường gặp. Để hạn chế gặp phải tình trạng này bạn nên thăm khám và chụp phim trước khi niềng thật kỹ càng. Bạn nên thực hiện tại những trung tâm nha khoa uy tín, chuyên nghiệp, chọn các bác sĩ giỏi chuyên môn để được chẩn đoán tình trạng răng được chuẩn xác. Các kết quả chụp phim hoàn toàn có thể biết được các vị trí răng chưa mọc hoàn thiện.
Nha khoa Thành An sẽ giúp bạn thực hiện ca chỉnh nha niềng răng theo đúng trình tự các bước chuẩn nhất. Bạn có thể liên hệ ngay từ bây giờ để được đặt lịch hẹn!
Đang niềng răng mà mọc răng phải làm sao đã được giải đáp khá chi tiết trong bài viết. Hy vọng bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc của mình và yên tâm hơn khi thực hiện niềng răng. Chúc bạn sớm thực hiện thực hiện ca chỉnh nha thành công và sở hữu được nụ cười hoàn hảo như ý!
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!