TƯ VẤN BỞI CHUYÊN GIA
Đội ngũ bác sĩ Thành An
17 năm kinh nghiệm điều trị
5000+ ca chỉnh nha thành công
Tư vấn ngayĐeo hàm duy trì bao lâu sau khi kết thúc quá trình niềng răng hẳn là thắc mắc của nhiều người. Bởi thời gian đeo này có sự ảnh hưởng nhất định đến tính thẩm mỹ của bộ răng sau khi niềng. Vậy sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu mới hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bên dưới.
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Đeo hàm duy trì là một việc làm cần thiết để giúp giữ răng ở vị trí tiêu chuẩn được ổn định và không về vị trí cũ. Vấn đề ở đây là cần phải đeo hàm duy trì bao lâu để có được hiệu quả trên. Hãy cùng tìm hiểu về thời gian cần thiết đeo hàm duy trì để giữ răng không di duyển về vị trí cũ.
Hàm duy trì là khí cụ quan trọng để giúp giữ được kết quả niềng răng sau bao ngày. Nhờ khí cụ này mà xương răng hàm có thời gian thích ứng và ổn định tại vị trí mới với khung thời gian tiêu chuẩn.
Với người lớn thời gian đeo hàm duy trì bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng xương hàm của bệnh nhân. Nếu xương hàm cứng thời gian ổn định vị trí mới nhanh thì bệnh nhân sau tháo niềng chỉ cần đeo hàm duy trì từ 3 - 6 tháng.
Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người
Với trường hợp bệnh nhân niềng răng có tình trạng xương hàm và nướu răng chưa ổn định có thể phải đeo từ 6 tháng đến một năm. Những bệnh nhân có xương hàm yếu cũng tương tự cần thời gian để xương răng hàm ổn định tại vị trí mới mà không chạy về vị trí cũ.
Đây chỉ là về khung thời gian tháo hàm duy trì, ngoài thời gian này bệnh nhân còn cần đáp ứng về một tiêu chuẩn thời gian khác. Đó thời gian đeo bắt buộc trong một ngày để có thể đảm bảo răng không dịch chuyển về vị trí cũ.
Thực tế nếu thời gian sau khi tháo niềng bệnh nhân không duy trì đeo hàm duy trì mỗi ngày thì tình trạng xô lệch về vị trí cũ sẽ xảy ra. Vậy nên các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân đeo từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày và thưa dần sau khi răng đã dần ổn định.
Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu ở người lớn và trẻ em sẽ khá khác biệt với nhau. Ở người lớn chỉ cần đeo khoảng vài tháng đến một năm hoặc lâu hơn tùy trường hợp. Nhưng ở trẻ em thì các bạn nhỏ sau khi tháo niềng sẽ cần phải đeo hàm duy trì đến khi trưởng thành.
Bởi vì so với người trưởng thành xương răng hàm của các bé còn mềm và chưa hoàn toàn phát triển. Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp giữ vị trí cung răng hàm định hướng phát triển tốt hơn và không gặp phải tình trạng răng chạy về vị trí cũ do các nguyên nhân.
Trẻ em cần đeo hàm duy trì bao lâu?
Trường hợp răng chạy về vị trí cũ không chỉ do ảnh hưởng của răng xương hàm chưa ổn định mà còn có thể là do thói quen xấu của các em. Chính vì vậy đeo hàm duy trì sẽ giúp ổn định vị trí mới của răng và ngăn ngừa chúng sẽ bị xô đẩy về vị trí cũ.
Thời gian đeo mỗi ngày của trẻ cũng khá tương tự với người lớn, tần suất sẽ giảm dần khi răng hàm dần ổn định hơn. Với các bé thường cha mẹ sẽ ưu ái lựa chọn khí cụ đeo cố định để hạn chế các con làm rơi vỡ, mất khí cụ.
Các khoảng thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng cho người lớn hoặc trẻ em nói chung sẽ có tính chất tham khảo. Vì tình hình sức khỏe răng miệng của mỗi người mỗi khác, thời gian cần đeo hàm duy trì cũng sẽ khác nhau. Để biết được cần đeo bao lâu thì bạn nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ điều trị.
Tìm hiểu thêm
Kết thúc quá trình của dịch vụ niềng răng. Để răng không chạy sau khi tháo niềng thì bạn cần chú ý những điều sau khi đeo hàm duy trì:
Niềng răng xong đeo hàm duy trì bao lâu trong ngày sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ổn định răng miệng sau khi tháo niềng. Vậy nên bệnh nhân cần chú ý tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh răng bị chạy.
Để hạn chế quên đeo hàm duy trì thì hàm duy trì cố định là lựa chọn tối ưu
Thực tế thì tình hình răng chạy sau niềng do không đeo hàm duy trì đủ thời gian không hề hiếm và nó dẫn đến nhiều thiệt hại. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà trường hợp nghiêm trọng hơn cần phải thực hiện niềng răng lại.
Bên cạnh thời gian đeo hàm duy trì là điều cần lưu ý thì chúng ta còn phải cẩn thận đeo khí cụ này đúng kỹ thuật. Đeo sai kỹ thuật thì không thể phát huy tác dụng giữ răng ổn định tại vị trí mong muốn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Hiện nay có hai loại hàm duy trì chính để bạn lựa chọn là dạng hàm cố định và hàm tháo lắp. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng, và nếu bản thân là người hậu đậu hay quên thì tốt hơn là bạn nên chọn hàm duy trì cố định.
Sử dụng hàm duy trì tháo lắp nếu quên đeo sẽ dẫn đến việc răng bị chạy xô lệch, hàm cố định được gắn vào răng nên có thể đảm bảo hiệu quả duy trì.
Dù là loại hàm duy trì nào thì thao tác sử dụng vệ sinh đều cần cẩn thận nhẹ nhàng để đảm bảo độ bền và không gây hại cho răng miệng. Với khí cụ duy trì cố định khi vệ sinh cần chú trọng để tránh thức ăn bị dắt vào dẫn đến sâu răng, hôi miệng.
Ngoài thời gian thì còn cần chú ý kỹ thuật, chăm sóc vệ sinh khí cụ duy trì
Với khí cụ tháo lắp thì cần chú ý hướng dẫn của bác sĩ để đeo đúng kỹ thuật và cẩn thận giữ khí cụ để không bị rơi mất. Thêm vào đó khí cụ này cũng cần được vệ sinh kỹ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả và thẩm mỹ khi đeo.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám Đốc Nha Khoa Thành An.
Trên đây là những chia sẻ về việc đeo hàm duy trì bao lâu thì có thể giúp hạn chế tình trạng răng chạy về vị trí cũ. Thông qua những chia sẻ về thời gian tháo đeo cần thiết cũng như thời gian tháo khí cụ hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích và có kinh nghiệm tránh các tình huống xấu.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!