Sau khi tháo niềng răng, quá trình này vẫn chưa thực sự kết thúc. Mà bạn sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định đeo thêm hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì và có tác dụng như thế nào? Cần làm gì với sự cố không đeo vừa hàm duy trì? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bên dưới. 

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Sau khi tháo niềng răng, quá trình này vẫn chưa thực sự kết thúc. Mà bạn sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định đeo thêm hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì và có tác dụng như thế nào? Cần làm gì với sự cố không đeo vừa hàm duy trì? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bên dưới. 

I. Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là khí cụ nha khoa được sử dụng ngay sau khi tháo niềng răng chỉnh nha. Công dụng chính của hàm duy trì là cố định răng chắc chắn và bền chặt tại vị trí mới. Phòng tránh hiện tượng răng di chuyển về vị trí cũ gây xô lệch, mất thẩm mỹ.

1.1. Hàm duy trì cố định

Là hàm duy trì bằng khung thép, cố định vào mặt sau của các răng trước bằng keo y hoa. Ưu điểm của hàm duy trì là giá rẻ, tính thẩm mỹ cao, hiệu quả duy trì tốt. Đặc biệt là rút ngắn được thời gian đeo hàm duy trì.

Tuy nhiên, nhược điểm là gây vướng víu, khó khăn khi ăn uống. Đặc biệt là dễ bám thức ăn nhưng việc vệ sinh lại công phu, mất nhiều thời gian. 

không đeo vừa hàm duy trì

Hàm duy trì có nhiều loại, khác nhau về thiết kế và cách dùng nhưng đều có chung công dụng là cố định răng chắc chắn tại vị trí mới 

1.2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Là hàm duy trì bằng thép không gỉ nhưng thiết kế tháo lắp dễ dàng, được gắn vào răng số 3 và 4. Ưu điểm của hàm duy trì này là tính duy trì cao và rất tiện lợi, dễ dàng tháo ra và đeo vào.

Tuy nhiên, nhược điểm là tính thẩm mỹ không cao do bị lộ rõ ra ngoài. Chỉ thực sự thích hợp để đeo ban đêm. Nhất là với người làm việc giao tiếp nhiều.

1.3. Hàm duy trì tháo lắp nhựa trong suốt

Là hàm duy trì được làm từ nhựa cao cấp, an toàn với người đeo. Hàm được chế tác dựa trên khung hàm và dấu răng của người đeo, đảm bảo vừa vặn và ôm khít nhất. Chất liệu trong suốt nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao, đồng thời, dễ vệ sinh làm sạch.

Tuy nhiên, nhược điểm là giá thành cao, không phải ai cũng đủ khả năng lựa chọn. Và nếu vệ sinh không đúng sẽ khiến hàm duy trì bị vàng ố, đổi màu, mất vệ sinh và mất thẩm mỹ. 

Tìm hiểu 

Hàm duy trì cố định mặt trong

Đeo Hàm Duy Trì Có Bị Đau Không?

II. Vì sao lại không đeo vừa hàm duy trì?

Số ít người không đeo vừa hàm duy trì. Điều này vừa gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày; vừa ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hàm duy trì. Vậy đâu là nguyên nhân khiến hàm duy trì không vừa vặn?

  • Ngay từ ban đầu, thiết kế hàm duy trì đã không vừa vặn với khuôn hàm và răng của người đeo. Điều này có thể xuất phát từ sai sót của nha sĩ trong việc lấy chỉ số hoặc sai sót trong quá trình chế tác.
  • Người dùng không biết cách đeo hoặc đeo sai cách khiến hàm duy trì bị xô lệch, lỏng lẻo, không vừa vặn. 
  • Đeo hàm duy trì không vừa cũng có thể là do người đeo làm hỏng hàm duy trì. Chẳng hạn như làm rơi rớt hàm duy trì dẫn đến cong vênh, biến dạng.
  • Quá trình ăn uống, nếu nhai quá mạnh những loại thực phẩm dai và cứng cũng sẽ khiến hàm duy trì bị xô lệch và hư hỏng, dẫn đến không bị vừa. 

không đeo vừa hàm duy trì

Hàm duy trì không vừa do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như sai chỉ số hoặc do người dùng đeo sai cách 

III. Không đeo vừa hàm duy trì thì xử lý như thế nào?

Như đã nói, hàm duy trì không vừa vừa ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và nói chuyện, vừa làm giảm tính hiệu quả trong việc cố định chắc chắn răng. Do đó, ngay khi thấy những dấu hiệu hàm duy trì không còn vừa vặn và ôm sát, cần nhanh chóng đến nha khoa để các bác sĩ có thể điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp. 

IV. Những điều cần lưu ý khi đeo hàm duy trì

Để tránh tình trạng hàm duy trì không vừa hoặc gây đau khi đeo, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa cũng như lưu ý:

  • Đối với hàm duy trì cố định, tuyệt đối không tự ý tháo lắp nếu không có sự hỗ trợ của nha sĩ. 
  • Đeo và tháo hàm duy trì nhẹ nhàng, đúng cách, không quá nhanh hay “thô bạo” để tránh làm hàm bị cong vênh, biến dạng.
  • Vệ sinh thường xuyên cho hàm duy trì. Nếu chưa đeo thì cho vào hộp đựng chuyên dụng để tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, không bị hỏng nếu chẳng may bị rớt.
  • Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Ưu tiên cho những thực phẩm “lành tính”, mềm, loãng, dễ nhai. Tuyệt đối tránh xa thực phẩm nhiều tinh bột, đường hay nước ngọt có ga. Chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hàm duy trì, nhất là ham duy trì tháo lắp trong suốt.

không đeo vừa hàm duy trì

Khi không đeo vừa hàm duy trì, bạn cần được đi khám ngay để nha sĩ có hướng can thiệp và xử lý phù hợp 

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn biết được tại sao không đeo vừa hàm duy tri và nên làm gì trong trường hợp này. Nhìn chung, những bất thường ở hàm duy trì cần được đến ngay nha khoa để các bác sĩ có hướng can thiệp và xử lý phù hợp nhất. 

NHA KHOA THÀNH AN

Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: nhakhoathanhanmkt@gmail.com

Hotline: 0988.622.996

Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathanhan/ 

Kết nối kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvue8GRkil3jnPFhLtN5tRw

Kết nối kênh Tik Tok: https://www.tiktok.com/@nkthanhan

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn