Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức. Trong đó vấn đề ê buốt hay đau tức khi niềng khiến rất nhiều người e ngại. Vậy niềng răng bị ê buốt do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tình trạng ê buốt khi niềng răng có sao không?

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục được các khuyết điểm của răng miệng như hô, móm hay sai khớp cắn các loại vô cùng hiệu quả. Xong trong quá trình có thể xuất hiện các tình trạng đau tức hay ê buốt do lực của khí cụ tác động lên răng để dịch chuyển.

Vậy nếu khi niềng răng xuất hiện hiện tượng ê buốt có sao không? Đáp án chính xác cho câu hỏi này sẽ được quyết định dựa trên nguyên nhân khiến răng bị ê buốt.

cam-giac-dau-va-e-buot-khi-moi-nieng-rang

Tình trạng ê buốt khi niềng răng có bình thường không?

Khi niềng răng ở các khoảng thời gian đầu do chưa quen với khí cụ hoặc lực siết tác động khiến răng ê buốt. Nếu là trường hợp này thì sau vài ngày bạn sẽ thích nghi và tình trạng đau tức, ê buốt sẽ thuyên giảm không còn đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu niềng răng bị ê buốt do các vấn đề khác và không có dấu hiệu phục hồi thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân ê buốt khi niềng răng để hiểu thêm về thực trạng này ngay dưới đây nhé!

II. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi niềng

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi niềng răng xuất hiện có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

  • Niềng răng sai kỹ thuật

Nếu như răng ê buốt tạm thời do chưa quen với khí cụ thì người niềng răng sẽ dần thích nghi và không quá đau đớn. Ngược lại khi niềng răng sai kỹ thuật thì tình trạng ê buốt sẽ nghiêm trọng hơn và có nhiều nguy cơ cho răng miệng, thậm chí là gây rụng răng.

  • Bệnh lý về răng miệng

Răng sau khi niềng có thể xảy ra hiện tượng ê buốt cũng có thể bắt nguồn do có các vấn đề bệnh lý xuất hiện. Các nguyên nhân như sâu răng, viêm nướu do vệ sinh răng miệng kém và không được phát hiện khắc phục sớm sẽ có hiện trạng ê buốt sau đó.

  • Chải răng sai cách

Chải răng sai cách gây ra các vấn đề tổn thương cho nướu răng như tình trạng mòn men răng, tụt nướu. Việc này sẽ khiến cho răng đang niềng trở nên nhạy cảm, gặp phải tình trạng ê buốt dù đã quen với khí cụ và lực độ siết răng.

sau-nieng-rang-bi-e-buot

Niềng răng bị ê buốt có thể là hiện tượng bất thường và gây nguy hại cho răng

  • Do nền răng yếu

Nền răng yếu, thiếu hụt men răng bẩm sinh hay do bệnh lý và thói quen chăm sóc khi niềng răng cũng có thể bị ê buốt. Bởi thế bệnh nhân trước khi niềng cần được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn cao để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.

  • Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân niềng răng bị ê buốt ở nhiều người. Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có nhiệt độ quá cao hay quá thấp, thực phẩm nhiều đường sẽ gây hại cho răng khiến chúng trở nên nhạy cảm.

III. Cải thiện tình trạng ê buốt khi niềng răng chia sẻ CHUYÊN GIA

Để cải thiện tình trạng niềng răng bị ê buốt khi uống nước hay trong thời gian sinh hoạt bình thường thì bạn có thể cải thiện bằng cách:

  • Uống thuốc giảm đau dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau cho xương hàm và răng hiệu quả
  • Súc miệng với nước muối loãng trong vài ngày để cải thiện được tình trạng buốt của răng
  • Nếu nguyên nhân răng ê buốt do các vấn đề bệnh lý thì bạn cần đến gặp nha sĩ để điều trị khắc phục sớm
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải đánh răng mềm, tránh làm tổn thương răng miệng
  • Hãy tham khảo chọn lọc các loại thực phẩm tốt cho răng miệng, tránh tiêu thụ các loại thức ăn gây hại, khiến răng ê buốt
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc sau khi niềng răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng tránh tình trạng đau buốt

ve-sinh-dung-cach-khi-nieng-rang

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp niềng răng bị ê buốt không xảy 

IV. Phương pháp niềng răng tối ưu tình trạng ê buốt khi niềng

Phương pháp niềng răng tối ưu để tránh tình trạng răng ê buốt khi niềng mà bạn có thể lựa chọn chính là các phương pháp niềng răng trong suốt. Phương pháp niềng răng sử dụng khay niềng được sản xuất nhờ công nghệ hiện đại sẽ có kích cỡ vừa vặn với người niềng.

Bệnh nhân sẽ giảm tình trạng ê buốt do lực siết mạnh của khí cụ dây cung của phương pháp chỉnh nha mắc cài. Ngoài ra điều quan trọng hơn để tránh biến chứng răng ê buốt khi niềng răng bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thực hiện tại nơi có chuyên môn, uy tín.

Bởi đối với phương pháp niềng răng kỹ thuật tay nghề của bác sĩ cùng các điều kiện cơ sở vật chất điều cực kỳ quan trọng.

Bạn có thể lựa chọn niềng răng tại nơi uy tín để không lo ê buốt

V. Nha khoa Thành An - đơn vị niềng răng uy tín & chất lượng tại Hà Nội

Nha khoa Thành An là đơn vị niềng răng uy tín, chất lượng tại Hà Nội hỗ trợ điều trị chỉnh nha không lo quá trình niềng răng bị ê buốt. Nha khoa sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh giàu kinh nghiệm sẽ:

  • Đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra theo quy trình chuẩn y khoa và mang đến kết quả niềng răng ưng ý cho bệnh nhân
  • Giảm thiểu rủi ro khi niềng răng xuống mức thấp nhất với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng sự hỗ trợ của công nghệ niềng răng tân tiến
  • Bệnh nhân có thể xem trước kết quả niềng răng thông qua công nghệ Scan 3D
  • Có nhiều phương án để lựa chọn từ niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,... mà không phải lo lắng vấn đề ê buốt khi niềng răng
  • Được bác sĩ hỗ trợ trong suốt thời gian niềng từ vấn đề theo dõi sức khoẻ, tiến độ đến kinh nghiệm chăm sóc răng miệng

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến niềng răng bị ê buốt và cách để cải thiện tình trạng này. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm để chăm sóc răng miệng khỏe mạnh trong suốt thời gian niềng răng.

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn