Quá trình niềng răng thường mất khá nhiều thời gian và được chia thành nhiều giai đoạn. Vậy mỗi giai đoạn sẽ diễn ra như thế nào?
DỊCH VỤ
Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]
20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:
Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng
Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng
Tặng 02 khay duy trì sau niềng
Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội
Quá trình niềng răng thường mất khá nhiều thời gian và được chia thành nhiều giai đoạn. Vậy mỗi giai đoạn sẽ diễn ra như thế nào? Những điều cần thực hiện ở mỗi giai đoạn là gì? Hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn của quá trình niềng răng để có cách nhìn và chăm sóc đúng cách.
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng và sau giai đoạn này bệnh nhân có thể thấy sự thay đổi rõ rệt của vị trí răng trên cung hàm. Răng khấp khểnh sai lệch được sắp xếp lại vị trí điều chỉnh làm thẳng răng.
Sau khi lên phác đồ điều trị bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài và dùng lực để siết mắc cài và dây cung để tạo lực kéo cho răng thẳng hàng. Tùy vào tình trạng răng miệng mà giai đoạn này có thể rút ngắn hoặc dài hơn.
Quá trình niềng răng gồm nhiều giai đoạn với yêu cầu khác nhau
Thời gian này bạn cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng di chuyển của răng hàm. Để khi phát hiện các sai lệch thì bác sĩ có thể điều chỉnh và khắc phục kịp thời.
Sau khi răng thẳng hàng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lực dây chun để dịch chuyển chân răng theo trục chuẩn hơn. Giai đoạn này có thể dài 2 - 4 tháng và đóng vai trò quan trọng để tạo tiền đề để đóng khoảng.
Khi răng đã được điều chỉnh điều hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật thực hiện đóng khoảng trong niềng răng. Việc này sẽ giúp dịch chuyển về đúng vị trí cân bằng như phác đồ điều trị giúp răng đều và khít hơn.
Khớp cắn cũng được điều chỉnh bằng các loại dây chun từ hàm trên xuống hàm dưới theo chiều đứng để 2 hàm tiếp xúc với nhau. Việc này giúp cải thiện khả năng ăn nhai cho bệnh nhân và thường cần 4 - 8 tuần.
Giai đoạn cuối được xem là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong các giai đoạn của quá trình niềng răng. Đây là giai đoạn bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha.
Lúc này sau khi đã tháo niềng thì bệnh nhân cần tiếp tục cố định các răng bằng hàm duy trì để răng không quay về vị trí cũ, khớp cắn chuẩn và cố định.. Thời gian đeo cũng tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người và trường hợp niềng chỉnh nha.
Trước khi bắt đầu các giai đoạn trong quá trình niềng răng thì bệnh nhân sẽ được thăm khám sức khỏe. Việc này sẽ giúp tầm soát được tình trạng sức khỏe răng miệng, mức độ sai lệch và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Sau khi có các kết quả xét nghiệm, chụp X-quang, thăm khám sức khỏe,... thì cơ bản bác sĩ chuyên khoa đã có thể xác định tình trạng của bệnh nhân. Từ đây bác sĩ sẽ lên phác đồ đồ trị chuyên biệt phù hợp cho trường hợp răng miệng của khách hàng.
Quy trình niềng răng phải trải qua nhiều bước để đảm bảo hiệu quả
Sau khi có phác đồ điều trị phù hợp bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về kế hoạch và quá trình niềng răng diễn ra như thế nào, các lựa chọn phù hợp. Bệnh nhân sẽ thông qua cơ sở này để đưa ra lựa chọn lý tưởng với điều kiện của mình để thống nhất phương án điều trị và tiến hành thực hiện.
Trước khi tiến hành niềng răng thì bệnh nhân sẽ được làm sạch răng thông qua việc lấy cao răng. Tiếp đó là lấy dấu hàm để xác định vị trí răng và những sai lệch khuyết khuyết hiện đó. Đây sẽ là tư liệu để điều chỉnh nha và làm cơ sở để so sánh qua các giai đoạn.
Sau khi hoàn tất các thủ tục tiền chỉnh nha thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài và dây chun cho răng. Nếu trường hợp niềng răng trong suốt thì bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm và gửi đi cho nhà sản xuất.
Trong suốt thời gian niềng răng bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình và điều chỉnh khi cần thiết. Trong thời gian này bác sĩ sẽ thuật hiện các kỹ thuật giúp nắn chỉnh răng hàm theo giai đoạn.
Đây là bước cuối cùng trong quy trình niềng răng và bệnh nhân đã đến gần hơn với kết quả sau bao tháng ngày chờ đợi. Sau khi tháo mắc cài thì bệnh nhân sẽ được khuyến khích đeo hàm duy trì vài tháng hoặc hơn để giúp răng hàm không về vị trí cũ.
Lưu ý trước khi niềng răng chính là tìm kiếm được một địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn tay nghề cao để thực hiện. Bởi chuyên môn, tay nghề kỹ thuật của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc niềng răng.
Tìm kiếm một đơn vị nha khoa uy tín là lưu ý quan trọng trước khi niềng răng
Đặc biệt là giai đoạn nắn chỉnh của quá trình niềng răng nếu có sơ sót sẽ gặp phải những hậu quả không mong muốn. Bên cạnh đó để thực hiện niềng răng thì bạn cũng cần chuẩn bị sức khỏe ngân sách phù hợp để hoàn thành mục tiêu này.
Trong các giai đoạn của quá trình niềng răng bạn cần phải lưu ý nhiều điều để đảm bảo hiệu quả cũng như sức khỏe bản thân.
Bệnh nhân trong khi niềng răng cần chú ý tuân thủ theo các chỉ định của nha sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng cũng như các vấn đề liên quan. Bác sĩ có chuyên môn và có kinh nghiệm sẽ giúp truyền thụ những hạn chế cần tránh trong suốt thời gian niềng để có thể đem lại kết quả tối ưu cho bệnh nhân.
Vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng khá khó khăn nên người niềng cần lưu ý thật cẩn thận. Hãy dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng để giúp làm sạch răng hiệu quả hơn, loại bỏ thức ăn thừa mảng bám trên mắc cài dây chun những vị trí mà bàn chải khó làm sạch.
Lưu ý chăm sóc vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng
Vệ sinh cần nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng và khí cụ niềng răng. Việc làm sạch răng tốt sẽ giúp hạn chế được sâu răng và các bệnh lý nguy hiểm.
Giai đoạn niềng răng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe xương răng hàm và đề kháng cơ thể. Đặc biệt là trường hợp niềng răng mắc cài khó vệ sinh ăn uống nên bệnh nhân thường lười ăn, dẫn đến sụt cân.
Lưu ý chăm sóc trong quá trình niềng răng vô cùng quan trọng
Bên cạnh việc có chế độ dinh dưỡng khoa học bệnh nhân chỉnh nha niềng răng cần hạn chế các thức ăn cứng, thức ăn ngọt, nước có gas, đồ ăn nhiều axit,... đây là những thực phẩm có tác động tiêu cực lên sức khỏe răng miệng và cả cơ thể nên cần tránh xa.
Niềng răng là một quá trình chỉnh nha dài tốn nhiều chi phí nên việc loại bỏ đi các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng là việc cần thiết. Trong số những tác động có ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng chính là các thói quen xấu của bệnh nhân.
Điển hình trong đó là thói quen mút tay khiến răng cửa bị dịch chuyển về trước gây hô răng, thưa răng, răng lệch lạc. Ngoài thói quen này thì đẩy lưỡi, thở bằng miệng cũng là những thói quen không tốt ảnh hưởng đến răng hàm.
Sau khi tháo mắc cài và các khí cụ niềng răng thì việc bệnh nhân phải làm là tiếp tục đeo hàm duy trì. Điều này không chỉ bắt buộc ở phương pháp niềng răng mắc cài mà cả phương pháp niềng răng trong suốt vẫn cần thực hiện.
Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp ổn định vị trí răng cung hàm và giữ khớp cắn được cố định không dịch chuyển về vị trí cũ. Đeo hàm duy trì có thể kéo dài 3 - 5 tháng hoặc hơn tùy theo trường hợp bệnh nhân và yêu cầu của bác sĩ.
Hãy thăm khám định kỳ để có sức khỏe răng miệng toàn diện sau niềng răng
Tuy nhiên đến giai đoạn sau cùng của quá trình niềng răng này thì sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của đã được hoàn thiện. Việc đeo hàm duy trì sẽ hỗ trợ tốt và có thể dễ dàng vệ sinh ăn uống hơn nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Ngoài lưu ý về việc đeo hàm duy trì thì giai đoạn sau khi niềng răng bạn cũng cần lưu ý thêm về sức khỏe răng miệng. Không thể vì vừa thoát khỏi những ngày tháng “gông xiềng” mà ăn uống vô tội vạ, hay lơ là vệ sinh răng miệng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
Qua giai đoạn niềng răng ắt hẳn bệnh nhân đã có kinh nghiệm tốt để chăm sóc sức khỏe của mình. Bạn nên tích cực thực hiện để bảo vệ răng là bảo vệ sức khỏe và đặc biệt giai đoạn mới niềng xong răng cũng còn khá nhạy cảm.
Trên đây là những thông tin Nha Khoa Thành An chia sẻ về các giai đoạn trong quá trình niềng răng cùng những lưu ý cần biết trong thời gian thực hiện phương pháp chỉnh nha này. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã có thêm kinh nghiệm và các dữ liệu hữu ích cho bản thân mình.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!