Một số người có răng hư, răng sâu được nha sĩ chỉ định trám răng thường lo lắng không biết trám răng có cần lấy tủy không. Nếu bạn cũng đang có lo lắng tương tự thì nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

I. Trám răng lấy tủy là gì?

Trám răng lấy tủy là phương pháp điều trị và bảo tồn những chiếc răng hư hiệu quả. Theo đó, nha sĩ sau khi điều trị tủy răng (mở ống tủy, loại bỏ tủy viêm nhiễm, làm sạch ống tủy) sẽ tiến hành trám bít ống tủy và tái tạo, phục hình răng. 

Kỹ thuật này rất phức tạp, yêu cầu nha sĩ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều máy móc, thiết bị và dụng cụ. Do đó, người bệnh cần lựa chọn phòng nha uy tín, chất lượng để phòng tránh các rủi ro, biến chứng. 

tram-rang-sau-co-lay-tuy-khong

Trám răng lấy tủy giúp bảo tồn răng hư, răng sâu, là một kỹ thuật khá phức tạp

II. Trám răng có cần lấy tủy không?

Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi được nha sĩ chỉ định trám răng. Thực tế, trám răng có cần lấy tủy không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. 

2.1. Trường hợp trám răng phải lấy tủy

Sau khi thăm khám, kiểm tra và chụp phim, nha sĩ có thể chỉ định trám răng lấy tủy trong những trường hợp sau.

  • Răng bị hư và sâu nặng, lỗ sâu làm lộ cả phần tủy, tủy bị viêm nhiễm gây đau nhức khi ăn uống, nói chuyện.
  • Răng bị nứt, mẻ, vỡ mảng lớn do chấn thương, va chạm, tai nạn làm lộ tủy, khiến bệnh nhân đau đớn. Lúc này, nha sĩ sẽ thực hiện lấy tủy để tránh nhiễm trùng, hoại tử.

2.2. Trường hợp trám răng không cần lấy tủy

Không phải khi nào trám răng lấy tủy cũng được thực hiện, như trong các trường hợp dưới đây, chỉ cần trám răng mà không lấy tủy. 

  • Răng bị hư và sâu nhẹ, chỉ bào mòn phần chân răng và lộ phần ngà răng, còn tủy răng chưa tổn thương. Nha sĩ chỉ làm sạch vết sâu rồi thực hiện trám ngay sau đó để làm bít lỗ sâu và bảo tồn tủy.
  • Răng bị nứt, mẻ, vỡ mảng nhỏ, không quá nghiêm trọng. Việc lấy tủy lúc này là không cần thiết, chỉ cần trám răng để phục hồi lại “hình thể” răng, vừa gia tăng tính thẩm mỹ, vừa thuận tiện khi ăn uống.

khi-nao-tram-rang-lay-tuy

Trám răng có cần lấy tủy không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Tìm hiểu thêm

Răng đã lấy tủy có niềng được không

Lấy tủy răng bao lâu thì hết đau

III. Ưu - nhược điểm trám răng lấy tủy 

Biết được trám răng sâu có lấy tủy không, vậy ưu - nhược điểm của phương pháp trám răng lấy tủy là gì?

3.1. Ưu điểm của trám răng lấy tủy

  • Xử lý kịp thời tình trạng tủy răng viêm nhiễm, phòng tránh biến chứng nhiễm trùng, áp xe răng. Đặc biệt là bảo tồn răng thật, không lo sự cố mất răng vĩnh viễn.
  • Lớp trám vừa phục hồi “hình thể” răng, vừa như màng bảo vệ răng, nhờ đó, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và hỗ trợ hoạt động ăn nhai hàng ngày.
  • Và ưu điểm dễ nhận thấy nhất của trám răng lấy tủy chính là giúp bạn hết cảm giác đau nhức, khó chịu, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, học tập,…

3.2. Nhược điểm của trám răng lấy tủy

  • Khi đã lấy tủy thì nguồn nuôi dưỡng răng không còn, men răng và ngà răng bị suy yếu, chính vì vậy mà tuổi thọ răng cũng bị giảm, chỉ còn 15 - 20 năm. 
  • Cũng vì không còn tủy răng nên răng không thể “nhận biết” tính chất của thức ăn để điều chỉnh lực nhai cho phù hợp, vì thế mà sức nhai bị giảm.
  • Theo thời gian, răng bị bào mòn dần cho men răng suy yếu. Ngoài ra, lớp trám cũng có thể bị bong tróc sau một thời gian và răng bị sâu trở lại. 

Tuy nhiên, để khắc phục các nhược điểm này thì sau khi lấy tủy, bạn có thể được tư vấn bọc răng sứ. Bọc răng sứ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa bảo vệ răng tốt nhất. 

tram-rang-lay-tuy-khi-nao

Trám răng lấy tủy có những ưu và nhược điểm nhất định 

IV. Phương pháp bảo vệ răng trám đã lấy tủy 

Bảo vệ răng trám đã lấy tủy đúng cách là rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ của răng cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Dưới đây là những phương pháp bảo vệ răng trám đã lấy tủy. 

  • Luôn tái tạo lại thân răng sau khi điều trị tủy, nhất là khi thân răng bị vỡ, mẻ, mất nhiều. Lúc này, nha sĩ có thể “gia cố” thêm chốt vào ống tủy để răng được vững chắc.
  • Nên bọc sứ răng (chụp mão răng) càng sớm càng tốt, ngay sau khi điều trị tủy. Điều này sẽ giúp đảm bảo chức năng nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao nhất.
  • Đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày. Hạn chế thức ăn giòn cứng, dẻo dai hay đồ quá nóng, quá lạnh. Điều này khiến răng không thích ứng kịp, dẫn đến sự cố nứt, vỡ răng.
  • Nhai chậm, nhai kỹ và hạn chế nhai nhiều ở răng vừa trám lấy tủy.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. 
  • Khám răng và lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm, kịp thời phát hiện các bất thường về sức khỏe răng miệng. 

kham-rang-dinh-ki

Nên khám răng định kỳ và lấy cao răng 2 lần/ năm để bảo vệ răng trám lấy tủy nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung 

V. Địa chỉ phòng khám nha khoa trám răng lấy tủy HIỆU QUẢ tại Hà Nội

Những chia sẻ trên đây giúp bạn biết được trám răng có cần lấy tủy không. Vậy nên thực hiện trám răng lấy tủy ở đâu để đảm bảo an toàn, hiệu quả? Nha khoa Thành An là địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn.

Chỉ cần liên hệ qua kênh thông tin dưới, nhân viên sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng đặt lịch nhanh chóng. Đội ngũ bác sĩ giỏi cùng cơ sở vật chất hiện đại chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách sự hài lòng và an tâm tuyệt đối. 

Ngoài trám răng lấy tủy, Nha khoa Thành An còn cung cấp các dịch vụ chỉnh nha khác như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt, răng sứ thẩm mỹ, trồng răng Implant,… Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn, báo giá và hỗ trợ tốt nhất. 

  • NHA KHOA THÀNH AN
  • Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0988622996
  • Email: thanhandentalclinic@gmail.com
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn