DỊCH VỤ
Trồng răng implant là giải pháp trồng răng cải thiện ăn nhai, thẩm mỹ tối ưu cho người mất răng. Tuy nhiên bệnh nhân phải thông qua các xét nghiệm kiểm tra trước đó mới có thể tiến hành. Vậy xét nghiệm cấy ghép implant bao gồm những gì? Vì sao cần thực hiện? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Trong quy trình trồng răng implant, xét nghiệm cấy ghép implant là bước đầu tiên được thực hiện. Trước khi thực hiện cấy implant thì không thể bỏ qua bước chuẩn bị kiểm tra, xét nghiệm này.
Đây là khâu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của ca phục hình răng và vấn đề an toàn sức khỏe người trồng răng. Lý giải về vấn đề này chính là xuất phát từ bản chất của kỹ thuật trồng răng implant.
Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm cấy ghép implant trước khi trồng răng
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng sử dụng trụ implant để làm chân răng giả thay thế cho chân răng thật. Chân răng giả cần được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm để nâng đỡ mão sứ bên trên mà không cần tác động đến răng khác.
Quy trình cấy implant đến niêm mạc nướu và xương hàm nên không thể thiếu các xét nghiệm kiểm tra trước khi thực hiện. Bỏ qua hoặc thiếu sót trong các xét nghiệm quan trọng cấy ghép implant sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, rủi ro nghiêm trọng cho bệnh nhân trồng răng.
Tham khảo thêm:
Một trong những xét nghiệm cấy ghép implant không thể bỏ qua chính là xét nghiệm máu. Bệnh nhân đang muốn trồng răng sẽ được bác sĩ lấy mẫu máu và phân tích để xác định tình hình sức khoẻ.
Nếu bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính hoặc các bệnh lý như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,... thì sẽ không đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép implant an toàn, hiệu quả. Do sức khoẻ hạn chế nên quá trình cấy ghép dễ gặp rủi ro cộng thêm không đủ sức khoẻ để phục hồi sau cấy ghép.
Thông qua kết quả kiểm tra sẽ sàng lọc được các trường hợp không đáp ứng điều kiện sức khỏe để cấy implant.
Phần lớn các bệnh nhân mất răng thường ở lứa tuổi trung niên và lúc này tình hình sức khoẻ đã có sự suy giảm dễ mắc các bệnh lý. Theo đó để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi cấy ghép đặt trụ implant bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát các loại bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạch để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Các xét nghiệm cấy ghép implant sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi trồng răng
Kiểm tra xét duyệt tình trạng răng miệng của bệnh nhân trồng răng implant cũng là việc quan trọng không kém. Các tình trạng bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng,... nếu không được phát hiện sớm và điều trị khỏi trước khi trồng răng là điều tối kỵ.
Trụ implant sẽ có nguy cơ bị đào thải, viêm nhiễm do các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng bởi môi trường khoang miệng không đảm bảo.
Chỉ khi xương hàm đảm bảo chất lượng, mật độ, diện tích thì bệnh nhân mới có thể thực hiện cấy trụ implant. Xương hàm là phần bao bọc giúp trụ implant ổn định, nâng đỡ mão sứ để phục hình ăn nhai như bình thường.
Nếu không kiểm cẩn thật và phát hiện các vấn đề này sớm sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép implant. Ngoài ra khi kiểm tra xương hàm đồng thời bác sĩ cũng xác định vị trí cấy ghép, mạch máu, dây thần kinh để có kế hoạch trồng răng an toàn và hiệu quả.
Các xét nghiệm quan trọng cấy ghép implant sẽ bắt đầu trước khi tiến hành thực hiện cấy đặt trụ implant. Quá trình xét nghiệm cấy ghép implant diễn ra với sự hỗ trợ của các thiết bị, công nghệ máy móc hiện đại và cho kết quả chuẩn xác, nhanh chóng.
Trong đó xét nghiệm máu sẽ phân tích dựa trên chỉ số thu được, kiểm tra răng miệng dựa vào chuyên môn của bác sĩ. Đặc biệt hơn trong các xét nghiệm này chính là quá trình kiểm tra đánh giá xương hàm của bệnh nhân.
Quá trình xét nghiệm diễn ra nhanh nhờ sự hỗ trợ của máy móc hiện đại
Ở đây, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp phim CT toàn hàm bằng máy X-quang ConeBeam hiện đại. Thông qua kiểm tra bác sĩ sẽ biết được tình trạng xương hàm, xoang hàm và tình trạng mất răng của bệnh nhân.
Căn cứ vào chỉ số HU đạt chuẩn từ 350 - 1120 bệnh nhân mới có thể tiến hành cấy trụ implant. Trường hợp chỉ số HU thấp cho thấy xương hàm quá loãng, không thể giữ trụ chân răng ổn định. Trường hợp HU quá cao, xương quá đặc dẫn đến mạch máu khó nuôi dưỡng nên chậm phục hồi.
Sau khi cấy ghép implant bệnh nhân sẽ được kiểm tra xem xét nghiệm thu về kết quả của ca cấy ghép. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng để kiểm tra vị trí cấy ghép có chuẩn xác hay không trước khi hoàn tất giai đoạn cấy trụ implant vào xương hàm.
Tiếp theo một khi đến thời gian tái khám bác sĩ sẽ kiểm tra về tiến độ lành thương và sự ổn định của trụ. Nếu có bất kỳ vấn đề gì sai sót thì sẽ được điều chỉnh khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến tiến độ trồng răng.
Trường hợp thông qua các bước này bệnh nhân sẽ được tiến hành phục hình mão sứ trên implant và hoàn tất quy trình. Tất nhiên, đến đây thì bệnh nhân đã được phục hình răng đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ nhưng cũng đừng lơ là trong việc chăm sóc và thăm khám nha khoa định kỳ.
Mỗi 6 tháng người trồng implant có thể thăm khám định kỳ để bác sĩ xét nghiệm cấy ghép implant có ổn định hay không. Loại hình thăm khám xét nghiệm này cũng không mất nhiều thời gian nhưng có thể giúp phòng ngừa các vấn đề rủi ro cho mỗi người.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của xét nghiệm cấy ghép implant và các xét nghiệm cần thiết không thể thiếu xót. Hy vọng qua những chia sẻ được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cho mình.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!